Sử dụng SĐTD để rèn luyện kĩ năng ôn tập, củng cố, hệ thống hóa

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 80)

thức cho HS hệ bổ túc THPT

Trong các hoạt động cơ bản của giờ học lịch sử, hoạt động củng cố kiến thức là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định chất lượng dạy học. Ôn tập, củng cố thường được tiến hành khi hoàn thành một mục, một bài hay một giai đoạn, thời kỳ, một phần của chương trình học. Về thời gian dành cho hoạt động này không nhiều, chỉ khoảng từ 5 đến 10 phút cuối mỗi mục, mỗi phần hoặc cuối giờ học. Ngoài ra cũng có thể áp dụng cho cả một tiết nếu đó là giờ ôn tập. Mục đích của hoạt động này là nhằm giúp HS nhìn lại và ghi nhớ nhanh những kiến thức bài học một cách tổng thể, hệ thống cũng như nhận diện được mối quan hệ giữa các kiến thức trong bài hoặc giữa các bài trong chương. Đặc biệt, đối với HS hệ bổ túc THPT thì việc ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong QTDH, nhất là đối với hoạt động nhận thức độc lập của HS để rèn luyện KNTH. Sở dĩ nó có vai trò quan trọng như vậy vì đây là đối tượng HS có nhận thức chưa cao và chưa linh hoạt trong học tập nên việc ôn tập,

81

củng cố lại kiến thức đối với các HS hệ bổ túc không thể chỉ là việc nhắc lại, tóm tắt lại nội dung một cách khô khan mà phải cung cấp cho các em một bức tranh sinh động, toàn diện và có hệ thống. Làm được như vậy, việc tiếp thu và hiểu kiến thức của các em sẽ nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn, KNTH cũng được sử dụng thành thạo hơn. Hiện nay có nhiều phương pháp để để tiến hành ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức, trong đó sử dụng sơ đồ là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp HS tái hiện và hiểu biết vững chắc những kiến thức đã học.

Sử dụng SĐTD vào cuối mỗi tiết học sau khi học xong một bài học hay một chủ đề để tiểu kết lại các kiến thức cơ bản, trọng tâm là một phương pháp hay giúp học sinh thực hành ôn tập lại những gì đã học hay củng cố phần kiến thức đó. HS có thể sử dụng giấy, bảng phụ hay dùng phấn màu vẽ lên bảng trên lớp, tự tóm lược lại toàn bộ kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học hoặc chủ đề vừa học dưới dạng SĐTD rồi thuyết trình lại cho cả lớp nghe rồi cùng nhau đóng góp, bổ sung ý kiến. Sau khi HS trình bày, thuyết minh trước lớp, đóng góp ý kiến bổ sung, GV có thể kết luận hoặc có thể giới thiệu một SĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn. Các SĐTD thiết kế trên lớp do thời gian ít nên không cần quá chi tiết về nội dung và cầu kỳ về hình thức, bố cục, chỉ cần nêu được dàn ý, trọng tâm kiến thức của nội dung bằng những từ khóa mang tính tổng quát. Ngoài ra, GV có thể gợi ý cho HS lập SĐTD vào các tiết ôn tập của chương, ôn tập học kỳ…nhằm hệ thống hóa toàn bộ những kiến thức đã học của chương trình. Việc sử dụng SĐTD này là một hình thức thực hành lại kiến thức lý thuyết đã học do chính các em tự tay làm nhằm khắc sâu vào trí não, ghi nhớ nhanh, ghi nhớ sâu những kiến thức. Các em có thể sử dụng SĐTD đã lập sau mỗi bài rồi bổ sung, tổng kết thành một nội dung tổng quát nhất mà GV yêu cầu. Nếu HS đã được chuẩn bị ở nhà thì tiết ôn tập chương có thể dành thời gian cho các em báo cáo, thuyết trình và đóng góp thảo luận. Nếu HS làm ngay tại lớp thì GV đưa ra chủ đề bằng cách đặt câu hỏi, nêu vấn đề để các em tự tìm cách giải quyết.

Đối với việc học tập lịch sử, việc củng cố kiến thức, rèn luyện KNTH cho HS thông qua SĐTD được coi là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất. GV có thể sử dụng SĐTD để tổng kết kiến thức cơ bản của bài học hoặc có thể mời một, hai HS bất kỳ lên trình bày hệ thống hóa kiến thức vừa học. Qua thực tiễn chúng tôi thấy cách làm này rất tốt để thu hút sự chú ý, tập trung, sự hiểu bài của HS cũng

82

như rèn luyện cho các em kỹ năng diễn đạt, nhận diện sự kiện, KNTH của HS. Để rèn luyện KNTH cho HS, khi ôn tập, tổng kết, hệ thống hóa kiến thức lịch sử, GV có thể sử dụng đa dạng SĐTD để đạt hiệu quả cao nhất. GV có thể sử dụng linh hoạt SĐTD vào đầu tiết học, giữa, cuối tiết học hoặc là một nội dung để các em thực hành ở nhà. Hoặc GV có thể đưa ra một SĐTD hoàn thiện, HS sẽ có nhiệm vụ giải thích, thuyết trình trước lớp các nội dung từ trung tâm đến các nhánh nhỏ. Việc làm đó giúp các em có cái nhìn tổng quát, hiểu hơn và sẽ nhớ sâu sắc hơn nội dung kiến thức của bài học. Cách làm này sẽ khắc phục được nhược điểm vốn rất hay xảy ra đối với môn lịch sử là lối dạy đọc chép nhàm chán và không kích thích được hứng thú học tập của HS. GV cũng có thể phân công, giao bài tập về nhà bằng các câu hỏi củng cố kiến thức ở cuối giờ học trước. HS về nhà làm, củng cố kiến thức thông qua SĐTD bằng các ý hiểu của mình. Sau đó, các em có thể trình bày sản phẩm của mình vào tiết học tiếp theo và quá trình nhận xét lẫn nhau sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất để củng cố kiến thức thông qua SĐTD. Ngoài ra, GV có thể sử dụng phiếu học tập là các SĐTD đã có sẵn nhưng còn thiếu một số nội dung yêu cầu các em phải điền vào và chấm điểm. Hình thức này sẽ kích thích hứng thú học tập, tự khám phá của các em.

Đối với HS bổ túc, việc sử dụng SĐTD như một KNTH đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen học, làm bài tập lịch sử của các em. Đây được xem là một biện pháp tạo hứng thú học tập cho các em bởi nó vừa sức, có thể tự thực hiện và đạt hiệu quả cao. Các em sẽ chỉ thích học sử nếu cảm thấy hiểu, hứng thú và dễ học nó. Do đó, SĐTD được đánh giá là một biện pháp hiệu quả để rèn kỹ năng ôn tập và củng cố kiến thức cho HS, đặc biệt là HS hệ bổ túc THPT.

Ví dụ minh họa về củng cố kiến thức mục II.2, bài 13 “Phong trào dân tộc

83

Hình 2.5: Minh họa về sử dụng SĐTD để rèn luyện kĩ năng ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh hệ bổ túc THPT qua mục I.1, bài 13

“Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925-1930”

Củng cố một đơn vị kiến thức nên thời gian thực hiện phải nhanh, HS có thể trình bày ngắn gọn nhất. Tuy nhiên, đối với một tiết ôn tập thì cần nhiều thao tác thực hiện hơn. Thông thường GV giao nhiệm vụ trước cho HS trên cơ sở mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, tư tưởng của chương. Ví như, trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 12, GV có thể ôn tập cho HS dựa trên các mục tiêu:

Về mặt kiến thức: ghi nhớ và hiểu tình hình thế giới từ 1945 đến 2000 với

những nội dung cơ bản nhất và xu thế phát triển của nó. Trên cơ sở sự kiện lịch sử cụ thể đã học, việc ôn tập, tổng kết cung cấp cho HS một bức tranh toàn diện về quá trình lịch sử đã học.

Về kĩ năng: việc ôn tập, tổng kết kiến thức góp phần vào phát triển tư

duy, rèn luyện KNTH bộ môn và cách giải quyết các vấn đề ho ̣c tâ ̣p c ủa HS . Trong giờ ôn t ập, HS phải tái hiện kiến thức , so sánh , khái quát hóa một hệ thống kiến thức , kỹ năng đã học và vận dụng vào giải quyết các vấn đề học tập cụ thể mang tính khái quát , thấy được sự phát triển hợp qui luật của lịch sử dân tộc và thế giới.

84

Về tư tưởng, thái độ: việc ôn tập, củng cố kiến thức sau mỗi chương, thời kì,

phần lịch sử sẽ giúp cho kiến thức của HS được khắc sâu, bền vững, hoàn thiện thêm các tri thức về thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000. Như vậy, HS sẽ hiểu rõ, nhận thức đúng đắn về qui luật vận động, phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới, về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân… từ đó, bồi dưỡng thế giới quan khoa học, hình thành nhân cách, giáo dục tư tưởng tình cảm đối với lịch sử, biết giữ gìn, phát huy và tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và nhân loại, quí trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân… để giáo dục HS nhân cách con người mới, đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra. Xuất phát từ mục tiêu trên, GV giao nhiệm vụ ôn tập, củng cố kiến thức cho HS theo nhóm hay theo vấn đề:

- Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945? - Xu thế phát triển của thế giới.

HS về nhà chuẩn bị nhiệm vụ của mình. Mỗi HS có điều kiện để củng cố kiến thức theo cách riêng để tìm ra bản chất của vấn đề. Tiếp đó, GV có thể củng cố bằng một SĐTD:

Hình 2.6: Minh họa sử dụng sơ đồ tƣ duy để rèn luyện kĩ năng ôn tập, củng cố, hệ

thống hóa kiến thức qua bài “Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000”,

85

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)