Để đạt hiệu quả cao nhất trong sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử thì GV phải lựa chọn được các hình thức SĐTD phù hợp với KNTH cần rèn luyện cho HS hệ bổ túc THPT. Muốn làm được như vậy, GV cần:
Lựa chọn đúng kiến thức cơ bản: Kiến thức lịch sử là vô hạn trong khi thời
70
ra yêu cầu phải khôi phục lại bức tranh lịch sử với tất cả những gì đúng như nó vốn có nên việc xác định kiến thức cơ bản là một phương pháp khoa học mang tính sư phạm, là yêu cầu đầu tiên đối với việc DHLS. Vậy cơ bản là gì? khi nói đến cái cơ bản, không chỉ tìm hiểu cơ bản là gì? mà chủ yếu là: Cơ bản là cái gì?cơ bản đối với ai? đâu là cái cơ bản? Vì vậy khi nói đến cơ bản thực chất là nói đến sự lựa chọn [12]. Theo đó, thì xác định kiến thức cơ bản phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định:
Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của DHLS đối với từng khóa trình, từng chương, từng bài cụ thể.
Phải căn cứ vào đối tượng nhận thức - HS về khả năng, trình độ những cái các em đã có, những cái chưa có, hứng thú học tập của các em. Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử, quan niệm kiến thức cơ bản là "những sự kiện tiêu biểu có thể vẽ lên bức tranh quá khứ một cách chân thật nhất và làm cho học sinh phân biệt được các thời kỳ lịch sử của quốc gia khác nhau của lịch sử. Đó là những khái niệm cơ bản nhất, những quy luật, nguyên lý, lý thuyết, tư tưởng, nhận định, quan điểm chủ yếu giúp học sinh hiểu đúng đắn lịch sử và tự hình thành một cơ sở lý luận để tiếp tục học tập và nghiên cứu. Đó là những phương pháp cơ bản để lĩnh hội kiến thức và đổi mới tri thức cũ
và để bước đầu biết vận dụng tri thức và hoạt động thực tiễn" [3; 73].
Khi biên soạn SGK các nhà nghiên cứu đã cố gắng lựa chọn những nội dung cần thiết trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhưng trong QTDH người GV phải căn cứ vào tình huống sư phạm cụ thể, đối tượng HS để lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất. Điều này giúp GV đưa ra những định hướng đúng, những vấn đề cần thiết để HS thực hành trên cơ sở là các SĐTD và tránh được tình trạng tràn lan kiến thức, mất thời gian, gây mệt mỏi và giảm hứng thú của HS.
Xác định mục đích thực hành: GV là người tổ chức, hướng dẫn, theo dõi quá
trình thực hành và kiểm tra đánh giá kết quả nên cần phải hiểu rõ mục đích thực hành để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu của bài học. Muốn xác định mục đích thực hành, GV phải nắm vững kế hoạch, yêu cầu giảng dạy của cả khóa trình, của từng chương, từng bài cụ thể và hiểu rõ bản chất của các loại hoạt động, hành động thực hành.
71
Lựa chọn sơ đồ tư duy phù hợp: Sau khi lựa chọn được các kiến thức cơ bản
và mục đích thực hành, GV cần lưu ý đến những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép để đưa ra một sơ đồ tư duy phù hợp: vẽ bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử. Qua đó, KNTH của HS được nâng lên, hiệu quả bài học sẽ được củng cố rõ rệt.