Cuốn Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông định nghĩa: Sự kiện lịch sử là một việc đã xảy ra trong quá trình phát triển xã hội, gồm những biến cố lịch sử và hiện tượng lịch sử; Là những hiểu biết và ghi chép của con người về một việc đã
xảy ra trong lịch sử. Theo quan điểm của sử học macxit: “Sự kiện lịch sử bản thân
nó có tính độc lập, khách quan với ý muốn của con người, nên hiểu biết, ghi chép
của con người về sự kiện phải khoa học, khách quan mới chân xác” [9; 332]. Sự
kiện lịch sử có vai trò quan trọng để hình thành tri thức lịch sử cho HS. Bởi bằng những sự kiện lịch sử cơ bản, được chọn lọc kỹ, bộ môn lịch sử sẽ khôi phục lại bức tranh quá khứ, như nó tồn tại, một cách chân thật, cụ thể nhất.
Sử dụng SĐTD trong DHLS sẽ góp phần quan trọng để rèn KNTH cho HS hệ bổ túc THPT trong việc tìm hiểu các sự kiện lịch sử, giúp các em hiểu biết sâu sắc bản chất của các sự kiện, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử và tạo điều kiện cho HS nắm vững các quy luật của sự phát triển của xã hội. Việc sử dụng SĐTD không chỉ giúp các em dừng lại ở việc “biết” mà còn phải “hiểu” các sự kiện, từ đó rút ra mối quan hệ nhân quả của vấn đề và khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức bài học.
Đặc trưng của việc nhận thức lịch sử được bắt đầu từ sự kiện, rồi đến các niên đại, địa danh, nhân vật, biểu tượng, khái niệm, các quy luật, nguyên lí, phương pháp học tập, vận dụng kiến thức. Trong mỗi tiết học, mỗi chương hay một khóa trình lịch sử, HS được học nhiều sự kiện tiếp nối nhau, vấn đề đặt ra là GV phải biết chọn lọc sự kiện cơ bản - đủ phác họa nên bức tranh quá khứ một cách chân thật để khắc sâu cho các em “Trong bất cứ lĩnh vực khoa học nào –
74
trong lĩnh vực tự nhiên cũng như trong lĩnh vực xã hội, lịch sử phải xuất phát từ
những sự kiện chúng ta biết được” [7; 146].
Thực tế dạy học cho thấy, GV chỉ chú ý đến việc diễn giải các sự kiện một cách nhồi nhét với những con số, ngày tháng khô khan nên việc nắm bắt được sự kiện của các em gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nếu sự kiện đó do chính các em tìm hiểu thì việc ghi nhớ sự kiện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, GV cần hướng dẫn các em tự tìm hiểu sự kiện bằng sử dụng SĐTD, thông qua đó HS có thể tự mình khám phá tri thức lịch sử và làm sáng tỏ rõ nét nhất sự kiện đó. Ví như, khi tìm hiểu về sự kiện Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng, bài 13 “Phong trào dân tộc
dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 – 1930” GV có thể yêu cầu HS sử dụng SĐTD để
tìm hiểu sự kiện theo các nhánh: Hoàn cảnh ra đời, hoạt động, Ý nghĩa. Cũng từ đây các em có một quan niệm, thói quen khi tìm hiểu về một tổ chức cách mạng bao giờ cũng có ba ý trên. Và để trả lời HS có thể kết hợp các kiến thức đã học, kiến thức sách giáo khoa hoặc tự mình khám phá các thông tin, hình ảnh xung quanh các vấn đề này. Đồng thời, các em có thể sử dụng các hình ảnh sinh động (tự vẽ, cắt dán từ các bài báo) để miêu tả cho các sự kiện này hoặc ghép các hình ảnh trực tiếp nếu làm trên máy tính. Như vậy các sự kiện lịch sử sẽ được nhận thức nhanh hơn, sâu sắc hơn và HS hiểu bản chất của vấn đề hơn.
Hình 2.1: Minh họa về sử dụng SĐTD để rèn luyện kĩ năng tìm hiểu sự kiện
lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT qua mục I, bài 13
75