Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 48)

hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT

Đặc trưng của DHLS ở trường phổ thông là HS không được trực tiếp tiếp xúc với các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội đã qua nên việc thuyết trình của GV dù sinh động đến đâu cũng không thể đem lại một hình ảnh cụ thể, đầy đủ về quá khứ. Vì vậy, SĐTD góp một phần quan trọng trong việc giúp HS “trực quan

sinh động”, hình dung được quá khứ khách quan của lịch sử xã hội loài người một

49

cơ sở thực hành các kiến thức lịch sử. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi thực tế dạy học “đọc - chép” và thói quen “học vẹt” của nhiều HS hiện nay vẫn tồn tại phổ biến trở thành sự bức xúc của dư luận xã hội. Việc ứng dụng SĐTD để rèn KNTH lịch sử càng có nhiều ý nghĩa hơn đối với HS hệ bổ túc THPT.

HS hệ bổ túc THPT khả năng nhận thức còn hạn chế, ý thức chưa cao, các em thích chơi hơn là học nên việc sử dụng SĐTD để rèn KNTH lịch sử sẽ giúp giảm gánh nặng học tập, kích thích trí tò mò và động cơ học tâp của các em. SĐTD là biểu hiện của tư duy mở rộng và là chìa khóa vạn năng để khám phá tiềm năng của bộ não. Có thể sử dụng SĐTD trong học tập để cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc. Việc giúp HS phát triển tư duy của bộ não để vận dụng vào học tập là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của QTDH.

Quá trình nắm vững tri thức không phải chỉ là một chức năng tâm lý riêng lẻ nào đó tham gia mà nó là hành động thống nhất của toàn bộ nhân cách con người. Vậy nên, việc nắm vững tri thức có ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực trí tuệ và ảnh hưởng đến toàn bộ những thuộc tính tâm lý khác của HS: tính kiên trì, nhẫn nại, tinh thần tự giác trong học tập, tạo thói quen dám nghĩ, dám làm và phong cách làm việc khoa học cũng như rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động thực tiễn. Qua hoạt động thực tiễn, tính chân lý của những kiến thức đã lĩnh hội được khẳng định, tạo cơ sở cho một niềm tin vững chắc, góp phần hình thành một thế giới quan khoa học, đúng đắn. Thực hành lịch sử là một nhu cầu tất yếu của việc học tập, nó là một công việc cực kỳ quan trọng không thể thiếu đối với HS trong học tập lịch sử. Nếu kết hợp với sử dụng SĐTD thì hoạt động thực hành sẽ có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với cả GV và HS trong việc thực hiện mục tiêu dạy học.

Đối với giáo viên

Thứ nhất, sử dụng SĐTD trong DHLS thường xuyên sẽ giúp GV nâng cao

trình độ, kỹ năng, kỹ xảo… đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Thứ hai, thông qua việc hướng dẫn, tổ chức cho HS sử dụng SĐTD để rèn

luyện KNTH, GV hoàn thiện kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghiệp vụ của mình… Rèn KNTH lịch sử cho HS là cách để GV có cơ hội nhìn nhận và đánh giá

50

lại kiến thức cũng như nghiệp vụ sư phạm của mình, từ đó có những điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS cũng như đảm bảo mục tiêu DHLS ở trường phổ thông.

Đối với học sinh

Thứ nhất, HS thường xuyên tự lập SĐTD trong học tập sẽ phát triển khả

năng tư duy và óc thẩm mỹ do việc thiết kế phải bố cục màu sắc, các đường nét, các

nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Việc sử dụng SĐTD

để rèn luyện KNTH trong học tập lịch sử còn có tác dụng giáo dục tình cảm, hình thành tư tưởng cho HS…. Rèn KNTH học tập lịch sử cho HS thông qua SĐTD, GV biết được khả năng, trình độ tư duy, thẩm mỹ, tính sáng tạo của HS, từ đó giúp các em nắm kiến thức, tự tin vào khả năng của bản thân mình.

Thứ hai, sử dụng SĐTD là phương pháp hiệu quả tạo ra động lực mạnh mẽ kích thích nhu cầu, hứng thú tìm hiểu các nội dung học tập đạt hiệu quả cao cho HS. Phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh, đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển xã hội. Có thể xem tính tích cực như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Phát triển năng lực thực hành lịch sử được xem như là một biện pháp tích cực giúp HS dễ dàng trong hoạt động học tập lịch sử của mình, góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách và rèn luyện khả năng sáng tạo, tính năng động, dễ thích ứng, phù hợp với xã hội hiện đại.

Thứ ba, sử dụng SĐTD trong dạy học giúp HS học tập một cách chủ động,

tích cực và huy động HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Học thông qua

SĐTD còn phát triển được năng lực riêng của từng HS không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên SĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Do đó, các em không bị bó buộc trong các giờ học nhàm chán và nặng nề trước đây mà được tìm hiểu bài học theo hứng thú của mình.

Trong các tiết ôn tập chương, GV đã sử dụng bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ…, song cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV hoặc của tài liệu, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó

51

chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Sử dụng SĐTD để rèn KNTH trong DHLS tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi

đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào

tạo đang đẩy mạnh triển khai.

Sử dụng SĐTD trong giờ dạy lịch sử đòi hỏi HS phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày nội dung của bài học. HS sẽ tự khám phá kiển thức, ghi nhớ chúng theo cách riêng của mình và khi tạo được một "tác

phẩm” đẹp về hình thức, ý tưởng hoàn chỉnh được GV và các bạn ngợi khen các em

sẽ hứng thú, tích cực học tập hơn nhiều. Qua sử dụng SĐTD, HS dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi kiến thức mới, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức đã được học. Về mặt hình thức của SĐTD, nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người sẽ giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển, mở rộng ý tưởng. Sử dụng SĐTD để rèn KNTH có thể kết hợp với hoạt động thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của GV giúp cho kiến thức của bài học được tiếp thu một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Ý nghĩa: Sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH có ý nghĩa đối với HS khi ôn

tập, củng cố và hình thành tri thức mới trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm, nhận thức và hình thành kĩ năng.

Sử dụng SĐTD để rèn KNTH lịch sử cho HS sẽ góp phần củng cố sự kiện cơ

bản của bài học. Sự kiện chính là cơ sở cho sự hình thành tri thức trong dạy học ở

trường phổ thông. Học tập lịch sử, cũng như học tập bất cứ môn học nào ở trường phổ thông đều nhằm cung cấp kiến thức, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho HS. Nắm vững sự kiện, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc, khôi phục lại hình ảnh của quá khứ để hiểu được sự phát triển hợp quy luật của xã hội, vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào hoạt động thực tiễn. Nắm vững sự kiện là tiền đề để hiểu đúng hiện thực lịch sử một cách khoa học, biết rút từ quá khứ những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

Việc sử dụng SĐTD để rèn KNTH lịch sử cho HS gó p phần quan trọng vào

52

những mảnh quá khứ” giúp HS khôi phu ̣c la ̣i hình ảnh li ̣ch sử . Thông qua sự kiện

lịch sử, nó sẽ tác đô ̣ng vào giác quan , đem la ̣i những biểu tươ ̣ng li ̣ch sử chính xác , trung thực cho các em . Hơn nữa, viê ̣c tiếp xúc với các “ dấu vết” ngày xưa không phải lúc nào và ở đâu cũng có điều kiê ̣n tiến hành được. Vì vậy, việc sử dụng SĐTD để rèn KNTH lịch sử cho HS với những tính năng trong khai thác kênh hình là điều cần thiết trong DHLS.

Sử dụng SĐTD để rèn KNTH lịch sử cũng góp phần hình thành khái niệm

cho HS. Thông qua các kênh hình, kênh chữ và việc cung cấp sự kiện, tạo biểu

tượng để hình thành nên khái niệm, quy luật và bài học lịch sử cho HS. Do đó, sử dụng SĐTD sẽ giúp việc thực hành lịch sử trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. HS hứng thú hơn khi làm các bài tập của GV tránh tâm lý nhàm chán khi học lịch sử là chỉ có học thuộc lòng.

Rèn luyện KNTH cho HS trong quá trình học tập lịch sử tưởng chừng đơn giản chỉ là việc các em trả lời câu hỏi, làm các bài tập của GV. Song thực tế cho thấy rằng, để rèn luyện các KNTH một cách thuần thục, biến nó thành phản xạ đối với bản thân và làm cho người khác cảm phục là điều không hề dễ dàng. Học tập lịch sử có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm, hoàn thiện nhân cách, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS. Sử dụng SĐTD giúp cho hoạt động thực hành của HS được thực hiện thuận lợi và đạt hiệu quả cao, qua đó các em tự tin hơn trong học tập và cuộc sống.

Sử dụng SĐTD để rèn KNTH lịch sử có khả năng phát triển được năng lực

riêng của từng HS về trí tuệ, vẽ, viết, hệ thống hóa kiến thức, chọn lọc những phần

nào trong bài để ghi, thể hiện dưới hình thức kết hợp như thế nào (hình vẽ, chữ viết, màu sắc), vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống ra sao. Đối với GV, khi sử dụng SĐTD trong dạy học, GV có thể hướng dẫn, gợi mở để HS chủ động học tập. GV có thể vẽ hình SĐTD chưa hoàn thiện trên bảng, sau đó cho HS tiếp tục hoàn thiện SĐTD (có thể phân nhánh sơ đồ hay để các em chia thành từng nhóm nhỏ rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu của mình sau đó GV định hướng lại từng nội dung cho HS). Để hiểu được nội dung kiến thức, HS cần phải vận dụng các thao tác của tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh - đối chiếu, khái quát hóa - trừu tượng hóa, hệ thống hóa, diễn dịch, quy nạp, cụ thể hóa kiến thức… vào trong việc rèn luyện

53

KNTH lịch sử thông qua SĐTD. Sử dụng SĐTD phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho HS. Khi ấy, các thao tác tư duy của các em sẽ càng được rèn luyện và phát triển, nhận thức, sự linh hoạt, khả năng sáng tạo, vận dụng vào thực tế của các em sẽ ngày càng được nâng cao.

Như vậy, việc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS có ý ngĩa quan trọng trong việc hình thành kiến thức lịch sử, in sâu vào trong trí nhớ của các em, nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện tinh thần lao động cần cù, tạo hứng thú học tập cho các em. Giờ học lịch sử giờ đây không chỉ đơn điệu với hoạt động thầy đọc - trò chép mà dưới sự hướng dẫn của GV, HS có thể tiếp nhận kiến thức theo ý hiểu của mình. GV khuyến khích HS làm những công việc mà mình yêu thích, như thế sẽ tạo cho các em tâm lý thoải mái, hứng thú, giờ học lịch sử sẽ trở nên sinh động và gần gũi hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 48)