Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn kĩ năng làm bài tập thực hành

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 85)

Giữa bài tập thực hành và câu hỏi có điểm giống và khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau. Về mặt chức năng dạy học cả hai đều là phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bộ môn cho HS. Bài tập có thể chứa đựng một hay nhiều câu hỏi (hoặc yêu cầu) nhưng không phải bất cứ câu hỏi nào đều được xem là bài tập. Do đó, khi nêu câu hỏi hay bài tập, GV phải nhằm vào mục đích tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, độc lập, thông minh, sáng tạo của HS trong việc lĩnh hội kiến thức; giúp các em hiểu sâu sắc, đầy đủ, hệ thống các kiến thức cơ bản của nội dung...

Trong DHLS, việc rèn kỹ năng làm bài tập thực hành cho HS là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, có vai trò quan trọng và là một khâu không thể thiếu được trong QTDH nhằm giúp HS nắm vững, hiểu sâu kiến thức bài học. Ngoài ra, nó còn có tác dụng đối với việc lĩnh hội kiến thức, góp phần hình thành thế giới quan khoa học cho HS. Nếu HS làm bài tập trước điều đó sẽ có ý nghĩa như một sự chuẩn bị, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình tiếp thu bài mới. Còn trong trường hợp bài tập được tiến hành sau tiết học nội khóa, nó có tác dụng củng cố, đào sâu kiến thức, nâng tầm hiểu biết của HS lên mức khái quát hóa, trừu tượng hóa cao hơn. Đối với HS bổ túc, kỹ năng này của các em còn yếu, do tâm lý và thái độ tự giác của các em chưa cao nên việc thực hành kỹ năng này thường xuyên sẽ giúp các em hình thành thói quen tốt trong học tập bộ môn cũng như trong cuộc sống sau này. Hơn nữa, khi bắt tay vào làm bài tập thực hành, HS sẽ được thực hiện nhiều thao tác, hành động cụ thể. Đó là cơ sở để hình thành kỹ năng, kỹ xảo bộ môn như kỹ năng sử dụng các đồ dùng trực quan, kỹ năng phân tích ... và đặc biệt là kỹ năng diễn đạt - một kỹ năng vốn còn hạn chế đối với các em HS nói chung và HS hệ bổ túc THPT nói riêng nhưng lại là một kỹ năng rất quan trọng trong học tập và cuộc sống. Sử dụng SĐTD là một biện pháp hữu hiệu để rèn kĩ năng làm bài tập thực hành cho HS hệ bổ túc THPT.

Khi sử dụng SĐTD để rèn kĩ năng làm bài tập thực hành bộ môn lịch sử, GV có thể gợi ý tên chủ đề để HS có thể tự thực hành qua SĐTD với từ khóa đó. Điều này có vai trò rất quan trọng đối với HS bổ túc, bởi nếu các em được hướng dẫn và gợi mở các em sẽ rất hứng thú khi thực hiện nhiệm vụ mà GV đặt ra để trả lời câu

86

hỏi. Sử dụng SĐTD là phương thức giúp HS dễ dàng giải bài tập và tìm hiểu kiến thức. Để giải bài tập dưới dạng các câu hỏi, HS sẽ vẽ các nhánh có thể là kiến thức vừa học hoặc các kiến thức đã học và những ý tưởng mới. Từ đây, tính sáng tạo bắt đầu xuất hiện, hứng thú học tập được khơi dậy khi các em tự mình sắp xếp kiến thức, tự mình chiếm lĩnh kiến thức và liên kết các kiến thức với nhau. Trong trường hơ ̣p này, SĐTD trở thành đối tượng chính và là công cu ̣ ho ̣c tâ ̣p , làm bài tập củ a HS. Điều đó làm cho sự ghi nhớ kiến thức lịch sử không còn là ghi nhớ máy móc, thụ động mà là một sự ghi nhớ logic và hệ thống. GV cũng có thể hướng dẫn HS vận dụng SĐTD khi học xong một phần, một bài rồi lập ra dàn ý, mỗi dàn ý lại có các ý nhỏ hơn liên kết với ý lớn… Hình ảnh ở trung tâm có thể là tóm tắt toàn bộ nội dung của bài hoặc là của phần đó. Với cấu trúc như vậy, HS có thể thêm các chi tiết vào sơ đồ trong làm bài tập, tăng khả năng hiểu và đọc hiểu, giúp HS học tập nhanh chóng thú vị hơn, và nhất là tăng khả năng nhớ. Việc giải bài tập cần giúp HS biết và hiểu sâu sắc kiến thức để tạo cơ sở, nền tảng cho các em tiếp thu tri thức mới. Ví như, khi dạy Bài 13 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925-

1930”, GV hỏi: Hãy nêu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng? GV có

thể đưa SĐTD câm lên màn hình, sau đó, yêu cầu HS hoàn thành bài tập theo sơ đồ.

Hình 2.7: Minh họa biện pháp dùng SĐTDđể rèn kĩ năng làm bài tập thực

hành cho học sinh hệ bổ túc THPT qua mục II.2, bài 13 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925-1930”

Sau khi đưa ra SĐTD câm, hoặc điền khuyết GV yêu cầu HS hoàn chỉnh sơ đồ trong khoảng 5 phút. Cả lớp có nhiệm vụ tái hiện lại kiến thức đã học và làm

87

thực hành dựa trên SĐTD. HS trả lời xong GV có thể khái quát, tổng kết lại để củng cố kiến thức bằng một SĐTD hoàn chỉnh.

Việc sử dụng SĐTD để giải bài tập như trên giúp GV trong một thời điểm có thể kiểm tra được nhiều HS vì cả lớp đều được tham gia. Công việc này gây hứng thú học tập cho HS và tiết kiệm thời gian, các em sẽ tái tạo được kiến thức cũ rất nhanh, chuẩn bị cho việc học bài mới. Ngoài ra, GV có thể đưa ra bài tập và HS có thể tự mình lựa chọn một SĐTD phù hợp. Điều này có tác dụng thu hút sự chú ý và kích thích hoạt động trí tuệ, hứng thú học tập của các em đối với bài tập thực hành của GV.

Bài tập thực hành được hiểu ở nghĩa cụ thể hơn so với bài tập lịch sử. Nó đặt rõ yêu cầu về sự vận dụng lý thuyết và những kỹ năng HS đã có vào thực tiễn học tập để nâng cao khả năng học tập bộ môn. Có thể kể đến một số loại bài tập thực hành tiêu biểu: bài tập về lập niên biểu, sơ đồ, bản đồ… Sử dụng SĐTD sẽ giúp HS rèn luyện tốt kỹ năng vẽ sơ đồ, bản đồ, bảng biểu…

Vẽ sơ đồ, bản đồ, bảng biểu diễn tả một sự kiện lịch sử, là hình thức cụ thể hóa nội dung một sự kiện hay biến cố bằng những hình học đơn giản, giúp HS nắm được những nét chủ yếu của sự kiện, hiện tượng, và thấy được cái lôgic vận động phát triển của lịch sử. Trên cơ sở ấy mà nắm được đặc trưng khái niệm. Người ta hay dùng hình vuông, hình chữ nhật, hay hình tròn để xây dựng sơ đồ, và dùng những mũi tên hay đoạn thẳng nối các hình lại với nhau để biểu thị mối quan hệ lôgic của các sự kiện. Sơ đồ được biểu diễn ở các dạng khác nhau tùy thuộc vào nội dụng muốn thể hiện. Để hoàn thành các bài tập thực hành này HS phải vận dụng các kiến thức đã học trong bài cũng như các kỹ năng đọc, hiểu để lập sơ đồ, bảng biểu…nội dung cần tìm hiểu. Ví như, khi học xong mục 3 Bài “Phong trào dân tộc

dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925”, GV có thể yêu cầu HS làm các bài tập thực

88

Bảng 2.1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925

Thời gian Hoạt động

1919 Gửi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân An Nam.

1920 Đọc bản sơ thảo luận cương của Lenin Tháng

12/1920

Tham gia Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

1921 Lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa

1923 Dự Hội nghị Quố tế Nông dân ở Liên Xô và tham dự Đại hội lần V của Quốc tế cộng sản

1924 Về Quảng Châu (Trung Quốc) để tuyên truyền, chuẩn bị cách mạng.

Hình 2.8: Minh họa biện pháp dùng SĐTDđể rèn kĩ năng làm bài tập thực

hành cho HS hệ bổ túc THPT qua mục II.3, bài 13 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925”

Sử dụng SĐTD để làm bài tập thực hành sẽ giúp người đọc hiểu được nội dung cần trình bày lôgic hơn, trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc hơn. Nhiều nội

89

dung không cần trình bày bằng văn bản rườm rà, dài dòng, chỉ cần thông qua SĐTD với những từ khóa và nhánh thông tin ngắn gọn sẽ làm cho người theo dõi hiểu được ý tưởng và nội dung của tác giả. Quan sát trên màn hình các nhánh của SĐTD, HS sẽ thấy sự lôgic, hệ thống, mối liên hệ với nhau khi trình bày. Vì thế, trong QTDH, GV nên giao nhiệm vụ cho HS về tìm hiểu một vấn đề LS nào đó liên quan đến bài sẽ học. HS về nhà chuẩn bị trên SĐTD, rồi báo cáo trên lớp, giúp HS theo dõi hình dung bố cục phần trình bày khoa học. Không chỉ hỗ trợ người học lập dàn ý bài chuẩn bị theo sơ đồ, mà nó còn liên kết được các hình ảnh, sự kiện với nhau… nên bài báo cáo sẽ trở nên sinh động, cụ thể và logic hơn.

2.3.6. Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn kĩ năng lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa, một hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với bài học nội khóa. Nội dung và chủ đề của bài ngoại khóa được xây dựng trên cơ sở của bài nội khóa để cùng nhau giải quyết tốt nhiệm vụ chung của bài, của chương, của khóa trình đặt ra.

Hoạt động ngoại khóa có vai trò rất quan trọng đối với HS hệ bổ túc THPT bởi nó phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ lứa tuổi, thích khám phá, thích tự khẳng định mình với nhiều hình thức đa dạng. Hơn nữa công tác ngoại khóa lịch sử còn góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú thêm, toàn diện tri thức lịch sử mà HS thu nhận trên lớp hoặc chuẩn bị thu nhận. Tính tự do, không bị ràng buộc nhiều về nội dung chương trình, không gian học sẽ là động lực kích thích giúp các em HS hệ bổ túc hứng thú tham gia và hình thành thói quen, kỹ năng tư duy và thực hành cho HS trong học tập lịch sử. “Qua các hoạt động ngoại khóa, ý thức kỷ luật, ý thức tự giác của HS cũng được rèn luyện. Mỗi HS do hứng thú có định hướng, có chủ đích –vừa học tập tốt, vừa phục vụ có kết quả công tác xã hội ở địa phương-nên

tăng thêm ý thức tự giác, kỷ luật để hoàn thành nhiệm vụ được giao”[8; 199]. Hoạt

động ngoại khóa được xem là một trong những hoạt động thực hành trong DHLS. Cũng như các hình thức thực hành khác, tiến hành ngoại khóa có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện nhiệm vụ bộ môn. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt hiệu quả cao và đúng với mục đích đặt ra thì việc sử dụng SĐTD sẽ góp phần quan trọng trong việc lập kế hoạch các hoạt động ngoại khóa và qua đó rèn KNTH lập kế hoạch cho HS hệ bổ túc THPT. HS chỉ có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa khi bản thân các em đã nắm vững kiến thức lịch sử, nắm vững mục đích của buổi ngoại

90

khóa này. Điều đó bắt buộc HS tự phải tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo. Mặt khác, khi bắt tay vào công việc, những tri thức các em thu nhận được trên lý thuyết trong các giờ học được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Nhờ đó mà kiến thức được củng cố, các em hiểu sâu sắc, phong phú hơn tri thức lịch sử. Do đó, việc sử dụng SĐTD để lập kế hoạch cho các hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá thành công, hiệu quả của hoạt động này.

Tổ chức cho HS tham gia hoạt động ngoại khóa nói chung rất phức tạp, nó đòi hỏi năng lực của GV rất cao cùng với tính tự giác, tích cực, ý thức trách nhiệm của HS giữ vị trí quyết định nhất. Do đó, HS tự mình lập kế hoạch chi tiết cho buổi ngoại khóa dựa trên hướng dẫn của GV sẽ là một phương pháp tốt để rèn luyện KNTH lên kế hoạch nói chung cho HS hệ bổ túc THPT. Một số hoạt động ngoại khóa có thể tiến hành trong dạy học lịch sử:

Tổ chức cho HS tham gia các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng cách mạng:

GV có thể đưa ra các câu hỏi trước khi đi tham quan, sau đó HS sẽ lập kế hoạch cho buổi ngoại khóa của nhóm, bản thân để viết thu hoạch theo chủ đề định sẵn của GV. Chắng hạn như chuyên đề về “những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trước thành lập Đảng”, chuyên đề về “Cách mạng tháng Tám thành công”…

Tổ chức dạ hội lịch sử: Dạ hội lịch sử đặt ra yêu cầu cao hơn so với trao đổi

thảo luận, nó giúp HS chủ động trình bày những suy nghĩ, cảm xúc về một nhân vật lịch sử hay một sự kiện theo hiểu biết của mình thông qua những hình thức rút ra từ bài học, bài đọc. Nội dung dạ hội rất phong phú, có thể theo một chủ đề, hoặc một khía cạnh của chủ đề. Trong cuộc đấu tranh xây dựng, bảo vệ tổ quốc có rất nhiều chủ đề phù hợp với hình thức tổ chức hội như dạ hội Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ; Dạ hội kỷ niệm ngày thắng lợi của cách mạng tháng Tám; ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng…

Các hình thức hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông rất đa dạng, có tác dụng góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo đúng yêu cầu mục tiêu đào tạo, gắn với cuộc sống thực tại, biến kiến thức trong sách vở thành các giá trị thực tế về tri thức văn hóa, bồi dưỡng lòng tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn cha ông và thấy truyền thống vẻ vang của dân tộc, biết bảo vệ, phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa.

91

Kế hoạch hoạt động ngoại khóa cần được thực hiện theo đúng các bước một cách khoa học. Cụ thể:

Thứ nhất, phải xác định thời gian, địa điểm cụ thể.

Thứ hai, phải xác định mục đích của việc buổi ngoại khóa. Thứ ba, công tác chuẩn bị cho buổi ngoại khóa.

Thứ tư, kế hoạch triển khai công việc buổi ngoại khóa. Thứ năm, sản phẩm thu được sau buổi hoạt động công ích.

Hình 2.9: Minh họa biện pháp sử dụng SĐTD để rèn kĩ năng lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS hệ bổ túc THPT

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 85)