Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn kĩ năng chuẩn bị kiến thức bài học mới

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 91)

Trong DHLS chúng ta thường quan tâm rất nhiều đến khâu chuẩn bị bài học của GV nhưng lại lơ là đối với việc chuẩn bị của HS. Trong giáo án đều thể hiện yêu cầu về việc chuẩn bị bài đối với các HS trước khi đến lớp và sau khi về nhà, nhưng có lẽ công tác kiểm tả hoạt động chuẩn bị của HS chỉ dừng lại ở việc kiểm tra bài cũ. Do đó, nhiều HS hiện nay thường bỏ qua khâu chuẩn bị bài trước khi đến lớp, cho là nó không quan trọng, chỉ việc nghe thầy cô giảng là đủ. Nhưng thật sự lại không phải như vậy, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp HS định hình được kiến thức, nhờ đó các em dễ dàng tiếp thu, hiểu sâu hơn và lâu hơn.

92

Để chuẩn bài bài tốt, HS cần hoàn thành hết tất cả các yêu cầu mà thầy cô giao cho, chú ý xác định các kiến thức cơ bản và tự ghi nhớ kiến thức theo cách riêng của mình. HS cũng nên dành thời gian xem lại bài hôm trước, hệ thống lại kiến thức, dùng bút hightlight hay giấy ghi chú để đánh đánh dấu các điểm cần lưu ý. Sau đó, các em đọc lướt qua bài ngày hôm sau, định hình kiến thức mới cho mình để dễ tiếp thu lời giảng của thầy cô. Khi đọc nên ghi chú lại các chỗ không hiểu và những chỗ cho là quan trọng để hôm sau bạn chú ý đến đoạn đó hơn hoặc hỏi thầy cô. Tuy nhiên để việc chuẩn bị kiến thức được hiệu quả nhất, GV nên đưa ra những gợi ý, yêu cầu cụ thể cho HS hoặc các em có thể tự chuẩn bị bài mới thông qua các câu hỏi trong SGK. Khâu chuẩn bị bài học ở nhà của HS dưới sự phân công, hướng dẫn của GV là một khâu rất quan trọng bởi khối lượng kiến thức trong giờ học lịch sử rất lớn. Sự chuẩn bị của HS càng kỹ càng sẽ dễ dàng khắc phục được mâu thuẫn luôn tồn tại trong các giờ học lịch sử là giữa khối lượng kiến thức và thời gian truyền tải nó.

Để giờ học đạt được hiệu quả cao hơn, GV nên khuyến khích HS sử dụng SĐTD như là một biện pháp để chuẩn bị kiến thức cho bài mới. Khi sử dụng SĐTD để rèn kĩ năng chuẩn bị bài mới các em cần chú ý:

Bước 1: Làm việc với SGK, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu.

Bước 2: Chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV hoặc câu hỏi cuối bài học. Bước 3: Phác thảo câu trả lời bằng SĐTD.

Bước 4: Hoàn thiện SĐTD.

Công việc này cần được làm thường xuyên trước mỗi giờ đến lớp nhưng lại rất khó thực hiện đối với các em HS hệ bổ túc THPT. Lý do là đa số các em ngại đọc SGK hoặc chưa có thói quen chuẩn bị bài mới. Tuy nhiên, nếu khuyến khích, động viên các em sử dụng SĐTD, các em được vẽ, tưởng tượng và phác họa lại những gì các em đọc thì việc chuẩn bị kiến thức mới sẽ trở nên dễ dàng hơn, bởi thông qua đọc sách các em không phải chỉ học (một việc mà các em thấy rất nhàm chán) mà còn có thể tự do sáng tạo theo ý mình muốn. Điều này tạo ra một không khí thoải mái, không áp lực cho các em và nó rất thích hợp đối với HS hệ bổ túc THPT. Ví như, để chuẩn bị học bài 12, tiết 2 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt

Nam từ 1919-1925”, GV yêu cầu HS tìm hiểu trước về nội dung kiến thức của bài.

93

Hình 2.10: Minh họa biện pháp sử dụng SĐTD để rèn kĩ năng chuẩn bị kiến thức bài học mới cho HS hệ bổ túc THPT qua bài 12, tiết 2

“Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925”

Như vậy, có thể nói việc sử dụng SĐTD có vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng thực hành bộ môn lịch sử cho HS THPT nói chung và HS hệ bổ túc nói riêng. Bằng khả năng sư phạm của mình, trên cương vị là người chủ đạo, GV phải căn cứ vào từng bài, từng nội dung, vấn đề lịch sử.... để giúp HS thể hiện được vai trò chủ động của mình. Thông qua làm việc với SĐTD, các em sẽ không chỉ tiếp thu các kiến thức lịch sử một cách dập khuôn, máy móc hay học thuộc lòng như trước đây mà thực hành một cách chủ động, hăng say, hiệu quả. Sử dụng SĐTD chính là một trong những

“chiếc cầu nối” giữa hiện thực và quá khứ khách quan của lịch sử một cách sinh động

và cụ thể đối với HS. Vì vậy, việc sử dụng SĐTD trong DHLS không chỉ rèn luyện KNTH mà nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, giáo dưỡng và phát triển toàn diện nhân cách HS. Điều này càng cho thấy tính phù hợp đối với HS hệ bổ túc THPT.

2.4. Thực nghiệm sƣ phạm

2.4.1. Mục đích thực nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đề xuất một số biện pháp sử dụng SĐTD để rèn KNTH, chúng tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng, đánh giá nhằm khẳng

94

định tính đúng đắn, phù hợp của các biện pháp rèn luyện KNTH trong DHLS; khẳng định tính hiệu quả của việc rèn luyện các KNTH cho HS hệ bổ túc THPT. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện, nâng cao kiến thức lý luận về dạy học bộ môn, nhất là việc xây dựng và sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS trong DHLS ở trường THPT.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp 12 phần lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930 (chương trình chuẩn). Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra những kết luận cụ thể để vận dụng những đề xuất trong luận văn vào giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông sau này.

2.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Địa điểm tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi chọn là trường Trung cấp kỹ thuật Vĩnh Phúc - Vĩnh Yên có HS hệ bổ túc THPT. HS hệ bổ túc có nhận thức chưa cao, ý thức tự giác và nề nếp trong học tập cũng cần được cải thiện. Tuy nhiên, GV lịch sử ở đây lại là những thầy cô có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.

Chúng tôi chọn lớp 12A là lớp thực nghiệm, lớp 12 Blà lớp đối chứng. Đây là hai lớp tuy có số lượng HS khác nhau: Lớp 12A là 32 HS, lớp 12B là 32 HS, nhưng có trình độ nhận thức ngang nhau. Chúng tôi trực tiếp tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp để tự mình rút ra những kết quả thực tế nhất về các biện pháp đề xuất.

2.4.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành soạn giáo án bài 12: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt

Nam từ 1919 đến 1930” lớp 12 THPT thể hiện rõ quan điểm về viê ̣c s ử dụng s ử

dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT theo những đề xuất của luận văn. Bài thực nghiệm giúp HS có những hiểu biết tình hình nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Qua bài học giúp cho HS thấy được ý chí, sức mạnh đại đoàn kết của cả dân tộc trước kẻ thù ngoại xâm với những tên tuổi hào hùng, những vị tiền bối cho cách mạng Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…Bài học còn giúp rèn luyện cho HS các kỹ năng tự đọc SGK, tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh, ảnh trong SGK.

95

2.4.4. Tiến hành thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi sử dụng hai loại giáo án trên cơ sở dạy chung cho một bài. Lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đổi mới sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS. Trước khi học bài mới HS đã được dặn dò đọc trước nội dung SGK, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.

Đối với lớp đối chứng dạy theo giáo án bình thường, không sử dụng SĐTD để rèn KNTH cho HS.

2.4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở dạy thực nghiệm sư phạm và kiểm tra hoạt động nhận thức HS sau giờ học, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Ở lớp 12B (lớp đối chứng), GV sử dụng PPDH truyền thống theo cấu trúc SGK nhưng giờ học chủ yếu do GV tự tìm hiểu nội dung rồi thông báo cho HS biết và ghi chép. Do đó, quá trình học chủ yếu là hoạt động của thầy, HS ghi chép, lĩnh hội kiến thức bị động khiến giờ học trở nên căng thẳng. GV tuy vất vả trong việc truyền thụ kiến thức nhưng HS vẫn không thấy hứng thú. HS trong giờ học có tập trung, chú ý nghe giảng, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và đã trả lời đúng hướng những câu hỏi mà GV đặt ra, nhưng việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc, vì khi kiểm tra hoạt động nhận thức, các em trả chưa đầy đủ và chính xác.

Ở lớp 12 A (lớp thực nghiệm), cũng cùng nội dung bài giảng nhưng tiến hành các biện pháp dạy học sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS. Trước khi vào bài học, GV nhắc trước HS chuẩn bị trước ở nhà những nội dung liên quan đến từ khóa trung tâm “Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt

Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”, bằng các SĐTD như GV đã được làm quen từ trước.

Trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới, GV hướng HS tư duy cùng về một hướng để tìm hiểu nội dung của toàn bài. Với các nhánh của sơ đồ, bằng những từ khóa ngắn gọn, súc tích hỗ trợ các em trong quá trình ghi chép kiến thức vào vở, xác định được đâu là kiến thức cơ bản cần ghi nhớ. Kết quả là chất lượng dạy học qua kiểm tra thu được rất khả quan. Các em đều làm khá đầy đủ các câu hỏi trong bài kiểm tra, song do chất lượng của các câu trả lờ i có sự khác nhau giữa HS trong lớp khác nhau và giữa hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với nhau. Đại đa số các em trong lớp thực nghiê ̣m trả lời tốt hơn ở lớp đối chứng.

96

Dựa vào tiêu chí đánh giá: Giỏi (8 - 10 điểm); Khá (6,5 - 7,5 điểm); Trung bình (5 - 6 điểm); Yếu (dưới 5 điểm), chúng tôi thu được bảng dữ liệu kết quả cu ̣ thể như sau:

Lớp Số HS Giỏi, xuất sắc (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu, kém (%) 10 9 8 Tổng(%) 7 6 5(%) Thực nghiệm 12A 32 5 15,6 7 21,9 10 31,2 22/32 68,7 6 18,8 4 12,5 0/32 Đối chứng 12B 32 0 2 6,3 10 31,2 12/32 (37,5%) 5/32 (15,6%) 9/32 (28,1%) 6/32 (18,8%) 68.7 18.8 12.5 0 37.5 15.6 28.1 18.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

Loại

% Thực nghiệm 12A

Đối chứng 12B

Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Qua bảng s ố liệu và biểu đồ so sánh trên ch úng ta thấy ở lớp thực nghiệm 12A đạt kết quả cao hơn so với lớp 12B - lớp đối chứng. Tại lớp thực nghiệm, các em đã nắm vững và vận dụng, huy động kiến thức nhanh hơn HS lớp đối chứng. Vì vậy, điểm giỏi và xuất sắc (8, 9, 10) ở lớp thực nghiệm (đạt 68,7%), chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng (đạt hơn 37,5 %). Tỉ lệ được điểm khá ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với lớp đối chứng, trong khi lớp đối chứng đa số HS đạt điểm ở mức trung bình. Đặc biệt, tỷ lệ HS đạt điểm yếu kém của lớp thực nghiệm là 0%, chứng tỏ hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sử dụng SĐTD để rèn KNTH bộ môn lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT là biện pháp quan trọng và cần thiết trong đổi mới PPDH hiện nay. Nó kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực hoạt động của HS, tăng cường hiệu quả học tập, tăng cường trách nhiệm cá nhân, yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau, tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, môi trường học thoải mái, không căng thẳng, tạo cơ hội cho các em giao tiếp, thể hiện được quan điểm của mình và có thể giúp đỡ lẫn nhau.

Việc sử dụng SĐTD có giá trị tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả bài học và kích thích được lòng say mê học tập lịch sử của HS, qua đó giúp các em lĩnh hội kiến thức lịch sử chính xác, nhanh chóng và ghi nhớ được lâu hơn những gì đã học. Điều đó góp phần tích cực hiện thực hóa quan điểm dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS. Sử dụng SĐTD còn góp phần khắc phục được tình trạng “dạy chay” đang còn khá phổ biến hiện nay. Mặt khác cũng làm thay đổi quan điểm sai lầm cho rằng DHLS chỉ cần ghi nhớ và học thuộc các sự kiện trong SGK mà không cần thực hành. Hiện nay ở các trường việc sử dụng SĐTD là rất thuận lợi vì nó dễ xây dựng, dễ sử dụng và phù hợp với tâm lý của HS phổ thông. Tuy nhiên, thực tiễn DHLS hiện nay, việc sử dụng SĐTD để rèn KNTH cho HS vẫn còn rất hạn chế và chưa được GV quan tâm thực hiện một cách thường xuyên. Điều đó là do vẫn chưa có sự nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa to lớn của biện pháp này vận cũng như tâm lý ngại tìm tòi, sáng tạo của GV trong việc dụng phương pháp mới.

Để áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học đạt hiệu quả tích cực, ngoài việc tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, còn tuỳ thuộc vào năng lực của GV, đòi hỏi người thầy phải có sự linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nghệ thuật sư phạm của người mình. Bên cạnh đó, GV cần chú trọng đến các yêu cầu về đổi mới PPDH để từng bước nâng cao chất lượng dạy học để HS ngày càng tiến bộ và tích cực hơn.

Chúng tôi đã đề xuất các biện pháp sử dụng SĐTD để rèn KNTH và qua thực nghiệm sư phạm đã chứng minh các biện pháp này đều đạt hiệu quả rất cao, HS hiểu bài và hoàn thành tốt các bài kiểm tra lịch sử.

98

2. Khuyến nghị

Trước thực tiễn việc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT nói riêng và cho HS THPT nói chung, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị:

2.1. Đối với GV

Phải coi việc sử dụng SĐTD trong dạy học là một hoạt động chuyên môn nghiêm túc, được sử dụng và trau đồi thường xuyên.

Có kế hoạch sử dụng sơ đồ và giao nhiệm vụ thực hành phải phù hợp với từng đối tượng HS. Phát huy cao độ tích tích cực, tự giác của HS và gắn học đi đôi với hành. GV phải luôn tìm tòi, sáng tạo, bồi dưỡng kiến thức, vận dụng các PPDH mới, đáp ứng được yêu cầu của thời đại và mục tiêu giáo dục đề ra. GV cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu. Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. Khi thực hiện tiết soạn giảng, GV cố gắng đưa ra những đóng góp và sáng tạo riêng mình cũng như những sáng kiến của đồng nghiệp vào thiết kế để vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực như sử dụng SĐTD trong dạy học để đạt hiệu quả cao. Có thể lần đầu áp dụng kĩ thuật mới này, chắc chắn một số thầy, cô giáo rất lúng túng trong việc dùng phần mềm Mind map, sẽ vất vả nếu vẽ bằng thủ công, mong sự chịu khó, hợp tác trao đổi của các GV cùng đồng nghiệp trong và ngoài trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2. Đối với BGH nhà trường

Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất cần thiết giúp cho quá trình giảng dạy

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 91)