Một số quan niệm

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 31)

* Sơ đồ - Sơ đồ tư duy - Bản đồ tư duy

Cùng với việc đổi mới PPDH việc sử dụng sơ đồ như một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học được tiến hành từ những năm đầu của thế kỉ XX ở nhiều nước tiên tiến có nền khoa học công nghệ hiện đại như Pháp, Mĩ, Anh, Nhật Bản… Cho đến nay, sơ đồ vẫn được xem là một trong những PPDH tối ưu trong QTDH tương tác (teaching interactions) theo hướng trực quan hóa (visualization). So với thế giới và khu vực, việc áp dụng sơ đồ trong dạy học ở nước ta có phần muộn hơn. Cụ thể là cho đến những năm cuối của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI việc đưa các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học mới thực sự được quan tâm đúng mức, trong đó sử dụng sơ đồ cũng được xem là một trong những PPDH hiệu quả.

Khái niệm sơ đồ trong DHLS được đề cập đến với nghĩa chính là việc liên hệ kiến thức của bài học theo một quy luật nhất định, phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. GV có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng HS, dễ dàng điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức của các em một cách thuận lợi. Tiến hành sơ đồ hoá kiến thức sẽ giúp HS nhớ bài lâu hơn, có tư duy lôgic hơn nên sơ đồ càng ngắn gọn càng dễ phản ánh chính xác nội dung sẽ đem lại kết quả tốt hơn. GV có thể áp dụng cả trong khâu hướng dẫn về nhà và kiểm tra bài cũ của HS.

Ví như, trong bài Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000, lớp 12, chương trình chuẩn GV có thể biểu diễn trên một sơ đồ biểu hiện sự phát triển liên tục của cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 2000.

Sơ đồ được mô phỏng như sau.

1919 1930 1945 1954 1975 2000

thời kì giải phóng dân tộc

Nội dung ? ? ? ?

chủ yếu?

Sơ đồ 1.2. Tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ 1919-2000

32

Giáo viên dẫn dắt HS tìm hiểu bài theo sơ đồ với các nội dung trên.

Sơ đồ chi tiết

Dựa trên nội dung của bài học từ SGK, ta có thể khái quát nội dung chủ yếu của các giai đoạn lịch sử thời kì này như sau.

1919 1930 1945 1954 1975 2000

Có Đảng lãnh đạo k/c chống Pháp k/c chống Mĩ Độc lập

thời kì giải phóng dân tộc

- Cụ thể kiến thức theo theo từng thời kỳ. 1919-1930 - Khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp - Phong trào dân tộc dân chủ. - Các tổ chức cách mạng ra đời - Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-1945 - Phong trào cách mạng 1930-1935 -Phong trào dân chủ 1936-1939 -Chuyển hướng chỉ đạo cách mạng - Chuẩn bị lực lượng cách mạng (1941-1945) -Khởi nghĩa giành chính quyền (KN từng phần, Tổng khởi nghĩa) -Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. 1945-1954 -Việt nam sau Cách mạng tháng Tám. - Kháng chiến toàn quốc bùng nổ 12/1946 -Việt Bắc 1947, Biên giới 1950 - Đông – xuân (1953-1954), Điện Biên Phủ 1954 -Hiệp định Giơne vơ 1954… 1954-1975 Miền Bắc - Khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN (1954-1960) - Xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại, làm nghĩa vụ hậu phương. Miền Nam - Chống Mĩ – Diệm (1954-1960) - Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) - Chiến tranh cục bộ (1965-1968) -Việt Nam hoá và Đông Dương hoá chiến tranh (1969- 1973)

-Hiệp định Pari 1973

-Giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

1975-2000

- Khôi phục kinh tế, xã hội sau chiến tranh - Thống nhất đất nước về Nhà nước - Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc - Cả nước xây dựng CNXH (1976-1986) - Công cuộc đổi mới đất nước từ 1986

33

Hiện nay, do nhu cầu phát triển ngày càng cao của nhân loại, công nghệ thông tin có những bước tiến rõ rệt. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều

kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”[20]. Đáp ứng yêu cầu này,

nhiều trường trong cả nước đã sử SĐTD trong dạy học đặc biệt là trong DHLS. Có hai cách để lập SĐTD là trên giấy và thí điểm trên phần mềm chuyên dụng iMindMap, mind maneger... trong việc dạy học mà nhiều người vẫn quen gọi là bản đồ tư duy.

Bản đồ tư duy (mind map) còn gọi là SĐTD, lược đồ tư duy… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Nghĩa của cụm từ bản đồ tư duy không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa lí mà bản đồ tư duy được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt, đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế bản đồ tư duy theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể "thể hiện” nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng. Do đó, việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.

SĐTD là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở các trường THPT. Sử dụng SĐTD, GV có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn trong việc đổi mới PPDH thiết kế bài giảng, đồng thời giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ và phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong quá trình học. SĐTD giúp GV và HS trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgíc và hơn thế nữa có thể dễ dàng phát triển thêm các ý tưởng mới vào bài giảng cũng như bài học.

34

Hiện nay, GV có thể dễ dàng sử dụng máy vi tính để thiết kế SĐTD thông qua phần mềm iMindMap 5, Power point... Sau khi thiết kế xong, SĐTD có thể hiện thị nhờ phần mềm Power Point để các nhánh xuất hiện theo thứ tự mà người thiết kế định sẵn. Nội dung chính của bài học được thể hiện bằng SĐTD, thiết kế qua phần mềm iMindMap và phần mềm trình diễn Power Point có tác dụng tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn cao độ đối với người học. SĐTD sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Như vậy, cùng một chủ đề, bài học nhưng mỗi người có thể vẽ theo một cách khác nhau và hoàn toàn có thể thêm hoặc bớt các nhánh dễ dàng. Ngoài tự học trên lớp, SĐTD rất phù hợp với việc học nhóm của HS vì nó giúp các em phát huy tốt hơn khả năng sáng tạo và khả năng hợp tác trong quá trình tiếp thu kiến thức trên giảng đường. Có thể vận dụng SĐTD vào việc hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, ôn tập hệ thống hóa kiến thức, phát triển một ý tưởng... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, ngày nay người ta vẫn áp dụng thường xuyên áp dụng cả hai phương pháp này trong các giờ học lịch sử do chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc… Căn cứ vào từng điều kiện cụ thể GV có thể lựa chọn loại sơ đồ thích hợp để giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, có thể nói ba khái niệm sơ đồ - SĐTD - bản đồ tư duy có rất nhiều nét đồng nhất với nhau, trong luận văn này tôi xin thống nhất dùng khái niệm SĐTD để nghiên cứu, tìm hiểu.

Ví dụ khi tìm hiểu về tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, bài 12, “Phong trào dân tộc ở Việt Nam từ năm 1919-1825” ta có thể sử dụng sơ đồ sau:

35

Sơ đồ 1.3. Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

SĐTD là phương pháp được đưa ra như một phương tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng của bộ não. Cùng một chủ đề, nhưng mỗi người có thể “thể hiện” SĐTD theo cách riêng. Do đó, sử dụng SĐTD sẽ phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của người dạy và người học.

Xét về mặt lịch sử, con người đã sử dụng SĐTD cách đây hàng thế kỷ nhằm hỗ trợ trong việc học tập, tư duy, ghi nhớ, giải quyết vấn đề… Song, Tony Buzan được cho là người đầu tiên đưa ra bản đồ tư duy hiện đại vào năm 1960. Ông cho rằng, những cách ghi chép cũ bắt buộc mọi người phải đọc từ trái sang phải rồi từ trên xuống dưới, trong khi người đọc thường đọc cả trang không theo một trật tự tuyến tính nào cả, vì thế ông cải biến nó. Theo phương pháp cải tiến của Tony Buzan, bản đồ tư duy sẽ có cấu tạo như một “cái cây” (nằm chính giữa), xung quanh có nhiều nhánh lớn khác nhau. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính

Tác động của chính sách khai thác của thực dân Pháp

Lạc hậu

Phụ thuộc kinh tế Pháp

Mâu thuẫn giai cấp xã hội ngày càng gay gắt Kinh tế Quyền lực nằm trong tay thực dân Pháp Chính trị Xã hội

36

hay hình ảnh trung tâm, nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan rất quan trọng với ý tưởng chính. Các nhánh lớn này tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề kiến thức ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm của người dạy (hay người học) một cách đầy đủ và rõ ràng nhất.

Hình 1.1. Minh họa SĐTD cho bài 23, “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)”, lớp 12, chƣơng trình chuẩn

Rõ ràng, trên thế giới SĐTD đã được nghiên cứu, hệ thống hóa và sử dụng một cách phổ biến. Những năm gần đây, phương pháp này được nhiều người Việt Nam biết đến, nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa, được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước. SĐTD mới chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên, HS trước mùa thi bằng phương pháp thủ công, truyền thống thông qua cây bút, trang giấy, bảng… Nó cho phép bạn tổ chức các sự kiện, các suy nghĩ theo cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ não con người ngay từ lúc đầu. SĐTD được miêu tả, cấu tạo như sau: một vấn đề lớn đặt ở trung tâm (central topic) và các nhánh ý tưởng tỏa ra xung quanh.

* Vấn đề trung tâm: Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ

khóa thể hiện ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Nó phải được diễn đạt ngắn gọn, dễ

hiểu, nhưng cô đọng, súc tích và có khả năng khái quát cao. Thông thường nếu là một bài học cụ thể thì vấn đề trung tâm đã được cho trước, là tên của bài học.

37

Ví dụ bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925, lớp 12 chương trình chuẩn thì từ khóa “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-

1925” làm vấn đề trung tâm. Từ khóa này đã khái quát được tất cả nội dung của bài

học, là cơ sở cho HS chú ý, tập trung để đi tìm hiểu những nội dung cụ thể xoay quanh chủ đề này.

Hình 1.2. Hình minh họa cấu trúc SĐTD dựa trên phần mềm Mind Manager 9.0 khi dạy học bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925”

lớp 12 THPT (chƣơng trình chuẩn)

* Các nhánh ý tưởng tỏa ra xung quanh: Các nhánh ý tưởng tỏa ra xung quanh chính là các luận điểm chính, luận cứ… theo cấp độ từ khái quát đến chi tiết, nhằm cụ thể hóa cho ý tưởng trung tâm.Theo đó, sau khi hạt nhân hình thành, thì các nhánh gồm các luận điểm chính cũng xuất hiện, từ các luận điểm chính lại chia ra các nhánh nhỏ hơn là các luận cứ, các ví dụ hay thống kê nào đó nhằm hỗ trợ cho các luận điểm. Giữa mỗi ý, mỗi luận điểm, luận cứ, sự kiện hay hình ảnh cụ thể… có quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Ý càng lớn, càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. Chính điều này làm nên điểm nổi bật của SĐTD ở sự liên kết, liên kết và liên kết. Nếu không có kết nối thì mọi thứ, đặc biệt là kiến thức và trí nhớ sẽ rời rạc. Cũng với ví dụ Bài 12: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-

1925”, vấn đề trung tâm là “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-

1925”, từ đây chúng ta có các luận điểm chính triển khai vấn đề trung tâm là: Bối

cảnh lịch sử nào dẫn đến Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925?

38

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

Để trả lời cho luận điểm thứ hai thì có các luận cứ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.

Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam, Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Như vậy, ở vị trí trung tâm là một hình ảnh hay từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo, ý trung tâm hay hình ảnh trung tâm sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với trung tâm. Các nhánh chính lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn nữa. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về các ý trung tâp một cách đầy đủ và rõ ràng. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.

SĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông, cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới,… Vì thế, việc ôn tập và ghi

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 31)