Sử dụng SĐTD để rèn luyện các năng lực tư duy cho HS hệ bổ túc THPT

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 77)

Năng lực tư duy là một khả năng, một phẩm chất tâm sinh lý của óc người, vừa như là cái tự nhiên bẩm sinh “sẵn có”, vừa như là sản phẩm của lịch sử, hơn nữa là sản phẩm của lịch sử phát triển xã hội. Cái vốn có tự nhiên ấy thông qua rèn luyện trong thực tiễn mới trở nên một sức mạnh thật sự có hiệu quả của con người và xã hội. Năng lực tư duy còn là sản phẩm của quá trình phát triển ngày càng cao yếu tố tự nhiên, lịch sử của con người và nhân loại. Nói cách khác, năng lực tư duy ngày càng được nâng cao theo sự phát triển của con người và lịch sử. Nhưng đó không phải là một quá trình tự phát, mà là cả một quá trình tự giác. Nghĩa là con người tự giác rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy của mình. Năng lực tư duy đồng thời là sự tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tưởng tượng, suy luận - giải quyết vấn đề, xử lý và linh cảm trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn. Tư duy là một năng lực phức tạp và kỳ diệu của con người và là điều kiện cần và đủ để khám phá và lĩnh

78

hội tri thức. Ngày nay, khi nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì việc rèn luyện tư duy của mỗi người lại càng hết sức cần thiết. Trong nền kinh tế ấy, tri thức trở thành quyền lực, trở thành chìa khoá mở cửa tương lai. Không có những năng lực, phẩm chất của tư duy, con người không có khả năng nắm bắt tri thức, lĩnh hội tri thức và cũng không có khả năng vận dụng tri thức. Cơ sở của năng lực tư duy bao hàm cả mặt tự nhiên - sinh học và mặt xã hội - tinh thần. Nhưng có thể nói năng lực tư duy phụ thuộc lớn vào phương thức sản xuất, môi trường văn hóa, thói quen, sự rèn luyện... với tư cách là những yếu tố tạo nhu cầu cho sự phát triển tư duy, và cũng thể hiện trình độ tư duy mà con người đã đạt được. Năng lực tư duy phải được phát triển trong môi trường tự do, cung cấp nhiều chiều thông tin, có tình huống, mâu thẫu, ...và đặc biệt là co sự hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo của người học.

Theo cách phân loại của B.Bloom, trong quá trình học tập, HS đồng thời vận dụng các thao tác tư duy nhớ, hình dung, tưởng tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu, đánh giá, vận dụng… Do đó, sử dụng SĐTD để rèn KNTH bộ môn lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT chính là cách phát triển năng lực tư duy bằng một sơ đồ khoa học, mạch lạc thể hiện tư duy làm việc độc lập, tích cực của các em. Cho nên, bản thân việc sử dụng SĐTD trong học tập của HS cũng là một biện pháp hiệu quả để rèn luyện các năng lực tư duy, năng lực thực hành, vận dụng vào trong cuộc sống.

SĐTD có điểm mạnh là phát triển được ý tưởng nên nó là phương tiện giúp HS phát huy năng lực tư duy sáng tạo của mình. Sử dụng các SĐTD trong thực hành bộ môn còn phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng cho HS, giúp các em thực hiện tốt giai đoạn thứ nhất của quá trình nhận thức là “trực quan sinh động” và đây chính là nguồn gốc của tư duy. Thực hành học tập lịch sử qua sơ đồ, HS có thể quan sát, đối chiếu những sự kiện, hiện tượng lịch sử để có thể hiểu được bản chất của vấn đề. Tức là nó còn giúp HS thực hiện tốt giai đoạn thứ hai của quá trình nhận thức là “tư duy trừu tượng”. Việc này cho thấy, các em không chỉ dừng lại ở việc biết sự kiện mà còn hiểu được bản chất, những mối liên hệ phức tạp nhiều vẻ của nó cũng như quy luật của sự phát triển xã hội. Điều đó, cho thấy tác dụng của sơ đồ không chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính mà còn ở tư duy, làm cho HS không mất nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả cao trong hiểu biết-năng lực tư duy bậc cao

79

của Bloom. Do đặc điểm của SĐTD là nhìn được tổng thể mà lại chi tiết, có thể vẽ thêm nhánh để bổ sung ý tưởng, một cách nhanh nhất nên sau mỗi bài hoặc chương GV có thể gợi ý để các em có thể so sánh giữa các nội dung, các phần hoặc có thể tự mình đánh giá ý nghĩa của một bài học, nhân vật lịch sử.

Thực hành thông qua sơ đồ giúp các em hiểu được bài học một cách rõ ràng, mạch lạc và logic hơn. Qua đó, sẽ thu hút sự chú ý, huy động những kiến thức đã học và kích thích hoạt động trí tuệ, hứng thú đối với nội dung bài học các em cần tìm hiểu. Đây chính là một trong những chiếc cầu nối giữa hiện thực và quá khứ khách quan một cách chân thực, sinh động và cụ thể nhất. Tư duy lịch sử sẽ phát triển, việc học lịch sử cũng trở nên dễ dàng hơn và hứng thú hơn.

Ví như, khi học xong bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ

1919-1925, tiết 2, ngoài việc nắm được các kiến thức cơ bản thì các em HS có thể

đánh giá: Công lao của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925. Qua đây năng lực tư duy của các em được bồi dưỡng, ý thức tự giác ngày càng cao.

Hình 2.3: Minh họa biện pháp dùng SĐTDđể rèn kĩ năng các năng lực tƣ duy

cho HS hệ bổ túc THPT qua mục II.3, bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925”

Hay, khi học xong bài 21, 22 trong chương trình SGK lịch sử lớp 12, HS phải tự mình xây dựng được một SĐTD dựa trên sơ đồ này mà các em đã thực hành qua bài học trước để có thể so sánh về hai hai hình thức chiến tranh xâm lược. Làm được như vậy năng lực tư duy của các em sẽ phát triển nhanh chóng. HS tiếp thu,

80

ghi nhớ và vận dụng kiến thức một cách khoa học, vững chắc hơn. Từ đây, hứng thú, sự nhiệt tình, lòng say mê sẽ dần nảy sinh và phát triển ở mỗi em.

Hình 2.4: Minh hoạ về sử dụng SĐTD để rèn luyện các năng lực tƣ duy cho HS hệ bổ túc THPT

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)