Mục tiêu

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 63)

Học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn (1919 - 1930) nhằm đạt các mục tiêu:

* Về kiến thức: Giúp HS nhận thức đúng:

Hoàn cảnh, nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và ý nghĩa của chương trình này là thực hiện mục đích thống trị một cách tàn bạo và thâm độc hơn với chủ trương tăng cường đầu tư ồ ạt cùng với việc thực hiện các chính sách về chính trị - giáo dục nô dịch, ngu dân, đàn áp, khủng bố.

Sự phân hóa sâu sắc của xã hội Việt Nam thời kỳ này là nhân tố tạo tiền đề cho một khuynh hướng cứu nước mới.

64

Phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam. Các phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930 để đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3 - 2 - 1930) là một tất yếu lịch sử, là một bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt có giá trị và ý nghĩa to lớn trong việc vạch ra con đường cho cách mạng Việt Nam. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi bước đầu trong thắng lợi của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930, tiếp đến là phong trào dân chủ 1936 - 1939 và đỉnh cao là thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do.

* Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng:

Phát hiện, phân tích nguyên nhân xuất hiện và quá trình phát sinh, phát triển của những sự kiện, hiện tượng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. DHLS Việt Nam từ 1919 đến 1930, bên cạnh việc cung cấp kiến thức cơ bản, GV cần hướng dẫn HS rèn luyện các KNTH làm bài tập lịch sử, trả lời câu hỏi, làm việc với các loại đồ dùng trực quan, đặc biệt là tạo điều kiện cho các em trực tiếp làm việc với đồ dùng trực quan để củng cố kiến thức đã được tiếp thu. Thông qua làm việc với những đồ dùng trực quan như vậy sẽ góp phần phát triển óc quan sát, khả năng tri giác, thực hành của HS. Qua các thao tác tự làm đồ dùng trực quan để phân tích, đánh giá, nhận định… các em sẽ phát triển hơn tư duy sáng tạo, độc lập và rèn luyện KNTH bộ môn.

Phát triển ở HS tính tích cực nhận thức và tinh thần làm việc tập thể .

* Tư tưởng, tình cảm: Khai thác nội dung kiến thức giai đoạn lịch sử này còn có ý nghĩa giáo dục rất lớn, giúp HS:

Bồi dưỡng phấn đấu vươn lên, có ý thức phê phán, gạt bỏ cái cũ, lạc hậu cản trở sự phát triển và tinh thần ủng hộ cái mới, tích cực, tiến bộ.

Giáo dục lòng căm ghét áp bức, cương quyết chống kẻ thù xâm lược, đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải đứng lên đấu tranh đòi quyền sống.

65

Nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân, tinh thần bất khuất kiên cường của nhân dân ta trong đấu tranh chống áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến, chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ.

Bồi dưỡng thái độ đúng đắn khi đánh giá về các sự kiện, nhân vật lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930, đánh giá những thắng lợi mà nhân dân ta đã giành được. Bên cạnh lòng tự hào dân tộc, tự hào về những thắng lợi đạt được, đặc biệt là thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giúp HS nhận thức được rằng để làm nên thắng lợi lịch sử này, dân tộc Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu. Từ đó, giáo dục cho các em lòng biết ơn những người đã ngã xuống, những người anh hùng đã đấu tranh cho độc lập tự do ngày hôm nay và sự khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của hàng vạn đồng bào cả nước, khơi dậy trong các em những tình cảm tốt đẹp, quý trọng, giữ gìn giá trị của độc lập tự do ngày hôm nay. Việc hiểu biết giai đoạn lịch sử Việt Nam đầy khó khăn, thử thách này còn bồi dưỡng cho HS truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của cha ông. Qua bao gian nan, thử thách, dân tộc ta mới có thể giành được độc lập bằng thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì vậy, cần phải giáo dục HS càng khâm phục, tự hào và yêu nước bao nhiêu thì càng lên án âm mưu xâm lược và căm thù tội ác của các thế lực đế quốc, thực dân đã thống trị và đô hộ nước ta bấy nhiêu. Qua đó, giáo dục cho các em lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha anh đã hy sinh để giành lại nền độc lập cho dân tộc, tinh thần yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tương lai tươi sáng của dân tộc.

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 63)