đồ tư duy
Khi đánh giá một bài thực hành thông qua việc sử dụng SĐTD, trước hết về hình thức cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Sử dụng những từ ngữ đơn giản thể hiện thông tin: Các từ sử dụng trong
SĐTD phải đơn giản, dễ hiểu.
* Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau: Điều này sẽ giúp HS tách các ý
ra khi cần thiết. Nó cũng giúp HS làm sơ đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại, màu sắc cũng giúp cho việc sắp xếp các chủ đề.
* Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh phù hợp: Hãy sử dụng các hình ảnh
hoặc kí hiệu nào đó có ý nghĩa và có tác dụng kích thích, gợi mở HS. Bởi hình ảnh có thể giúp HS nhớ thông tin hiệu quả hơn là từ ngữ.
* Tăng cường sử dụng các liên kết đan chéo: Thông tin trong một phần của
sơ đồ có thể liên quan đến phần khác. Khi đó, HS có thể vẽ những đường thẳng để chỉ ra sự liên quan đan chéo. Việc này sẽ giúp cho HS thấy mức ảnh hưởng một phần trong chủ đề đến các phần khác.
54
Về kiến thức: các kĩ năng thực hành qua sử dụng SĐTD phải thể hiện được
đầy đủ, chính xác nội dung kiến thức của bài học, đặc biệt là phải xác định được kiến thức trọng tâm. Ở vị trí trung tâm của sơ đồ sẽ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện nội dung quan trọng nhất mà ta tìm hiểu. Từ trung tâm hay hình ảnh trung tâm tỏa ra các nhánh chính, ta gọi là nhánh cấp 1, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh thành các nhánh tiếp theo… Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các sự kiện luôn được kết nối với nhau tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Căn cứ vào đó ta sẽ thấy được hết những kiến thức cơ bản của nội dung cần tìm hiểu. HS vẽ được một SĐTD như vậy mới đảm bảo được về mặt kiến thức.
Về kỹ năng: Rèn các KNTH thông qua SĐTD thì SĐTD cũng phải được vẽ
một cách đơn giản, ngắn gọn và đẹp mắt. Bởi đơn giản sử dụng SĐTD đã là một kĩ năng thực hành đối với HS. Cho nên, sơ đồ không dùng quá nhiều từ ngữ, hình ảnh phức tạp khiến người đọc cảm thấy rối mắt, khó hiểu. Phấn hoặc bút dùng để thể hiện SĐTD nhất định phải nhiều màu, mỗi màu thể hiện một đơn vị kiến thức nhất định. Hình ảnh, màu sắc, chữ viết, đường kẻ được bố trí hợp lý, khoa học và sáng tạo. Người đọc phải thấy được tầm quan trọng của các nội dung và cảm thấy dễ tiếp thu. Đường đậm sẽ thể hiện ý lớn, các ý nhỏ hơn sẽ được biểu thị bằng các đường nét thanh hơn, các đơn vị kiến thức cũng cần được thể hiện bằng các từ khóa.
Về thái độ: Sử dụng SĐTD để rèn luyện các KNTH phải kích thích và khơi
dậy được hứng thú học tập của HS. Nhìn vào SĐTD với nhiều màu sắc, với những nét đậm, thanh khác nhau làm cho người đọc cảm thấy hứng thú, hấp dẫn và dễ dàng ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức. Do đó, một bài thực hành thông qua SĐTD chỉ đạt được điểm cao khi sơ đồ đó thể hiện đúng, đủ, đẹp nội dung vấn đề tìm hiểu và kích thích được sự ham học hỏi của HS, đặc biệt là đối với HS hệ bổ túc THPT.
1.2. Thực trạng việc sử dụng sơ đồ tƣ duy để rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT
Để tìm hiểu thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát một số giờ dạy lịch sử cho hệ bổ túc THPT tại hai trường trên địa bàn Vĩnh Phúc là trường Trung cấp kỹ thuật Vĩnh Phúc - Vĩnh Yên và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc là nơi có HS hệ bổ túc THPT.
55
Đối tượng khảo sát là HS lớp 12. Thời gian khảo sát: năm học 2011-2012. Mục đích tiến hành điều tra, khảo sát để từ đó rút ra những kết luận khách quan, chính xác về thực trạng của việc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho HS bổ túc THPT, nhất là đối với HS lớp 12, từ đó đề xuất những định hướng góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Phương pháp tiến hành khảo sát là dự giờ, trao đổi, phỏng vấn GV và HS; phân tích số liệu thống kê.
Đối với giáo viên: Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề cơ
bản sau: Quan niệm như thế nào về việc thực hành bộ môn lịch sử; vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện các KNTH; việc rèn luyện KNTH lịch sử gồm những nội dung nào; sử dụng các biện pháp nào để rèn luyện KNTH cho HS để đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với học sinh: Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:
Em hiểu như thế nào về hoạt động thực hành; em có thích được thực hành thường xuyên trong giờ học lịch sử không? những KNTH nào em thường được thầy cô rèn luyện; khó khăn thường gặp với em khi rèn luyện các KNTH lịch sử là gì? sự tự giác, hứng thú rèn luyện KNTH lịch sử.
Kết quả khảo sát: cùng với việc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp đối với GV và HS kết hợp phát phiếu điều tra 20 GV và 150 HS, tổng hợp kết quả thu được qua phân tích chúng tôi khái quát như sau:
Đối với GV:
Kết quả tổng hợp cho thấy 15/20 GV đều nhận thấy được sự cần thiết của vấn đề thực hành trong môn lịch sử, chiếm 75% tổng số GV được điều tra. Như vậy, hầu hết các GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hành trong môn lịch sử nhưng lựa chọn phương pháp nào để rèn KNTH cho HS thì các GV vẫn còn nhiều lúng túng. Khi tìm hiểu về quan niệm của các GV đối với SĐTD trong DHLS thì còn rất nhiều ý kiến dàn trải, các phương án lựa chọn với số GV lựa chọn chưa thể hiện được quan điểm đúng đắn nhất vấn đề này. Trong tổng số 20 GV được điều tra về SĐTD trong DHLS có: - 3/20 (15%) GV cho rằng là một cách “ghi chép” nhằm giúp HS tìm tòi, đào sâu, mở rộng, tóm tắt ý chính, hệ thống hóa một chủ đề hoặc giải một bài tập.
56
- 8/20 (40%) GV cho rằng đây là việc HS sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết để tóm tắt ý chính, hệ thống hóa một chủ đề hoặc giải một bài tập. - 4/20 (20%) GV cho rằng đây là một cách “ghi chép” kết hợp hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết nhằm giúp HS tìm tòi, đào sâu, mở rộng, tóm tắt ý chính, hệ thống hóa một chủ đề hoặc giải một bài tập.
- 5/20 (25%) GV cho rằng đây là một cách “tư duy” của HS sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết để tìm tòi, đào sâu, mở rộng, tóm tắt ý chính, hệ thống hóa một chủ đề hoặc giải một bài tập.
Do chưa có quan niệm đúng về vai trò của SĐTD trong DHLS nên điều này đương nhiên ảnh hưởng đến cách lựa chọn các loại SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS cũng như vai trò và mục đích của nó. Khoảng 50% (10 GV) GV cho rằng SĐTD chỉ có vai trò tăng cường khả năng ghi nhớ sự kiện của HS mà chưa đề cao khả năng sáng tạo, tính tương tác cũng như sự phát triển tư duy của HS. Vậy nên 8/20 GV (40%) cho rằng sử dụng SĐTD để rèn KNTH cho HS là phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong hoạt động nhận thức mà trong khi đó chỉ có 5 GV (25%) đồng ý với nhận định sử dụng SĐTD để rèn KNTH là gắn việc học đi đôi với hành, phát triển óc sáng tạo của HS. Tiếp đó, 65% GV đều đồng ý là để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức nhanh và lâu nhất.
Như vậy, GV chưa xác định được hết ưu thế của phương pháp này nên việc sử dụng chúng chưa thực sự mang tính toàn diện, thường xuyên. Việc sử dụng các SĐTD còn hạn chế, 14/20 GV (70%) mới chỉ sử dụng SĐTD ở mức độ thỉnh thoảng, chưa trở thành một thói quen trong DHLS. Đa số GV trẻ cho rằng sử dụng SĐTD để rèn KNTH cho HS là giúp GV không phải làm việc nhiều trên lớp, trong khi thực tế phương pháp này giúp người học gắn “học đi đôi với hành” phát triển óc sáng tạo. Bởi vậy, các loại SĐTD mà GV sử dụng để rèn KNTH cho HS phải phong phú nhưng hầu như không phải mục đích là giải bài tập (3 GV-15%), hay phát triển tư duy (2 GV-10%) mà chủ yếu là để củng cố kiến thức (7 GV - 35%) và hệ thống lại kiến thức (8 GV-40%). Thông thường công việc này, HS được giao như một nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trước khi học bài mới, hoặc sau khi học xong một chương, một phần lịch
57
sử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp thu kiến thức cơ bản trên lớp. Các sơ đồ còn lại rất ít được áp dụng, trong khi chính các sơ đồ đó có tác dụng rất tốt giúp HS dễ nhớ sự kiện, nắm vững, hiểu sâu bài học phát triển tư duy cũng như rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bộ môn và giáo dục tư tưởng, tình cảm, gắn các em vào đời sống xã hội.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về những khó khăn GV thường gặp khi GV sử dụng SĐTD để rèn KNTH cho HS thì một tín hiệu đáng mừng là không có một GV nào cho rằng HS không hứng thú, tích cực tham gia, mà khó khăn chính mà các GV gặp phải là thời gian thực hành ít (11 GV-55%), có quá nhiều nội dung thực hành trong một bài học lịch sử (6 GV-30%) hay các GV còn lúng túng khi lựa chọn, sử dụng SĐTD để rèn KNTH cho HS (3 GV-15%)
Do vậy, có thể thấy các GV đều nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề thực hành trong DHLS, cũng như ưu thế của SĐTD trong việc rèn kỹ năng này cho HS nhưng dụng chúng vẫn còn lúng túng ở việc lựa chọn cũng như sử dụng chúng. Sở dĩ có thực trạng trên chúng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do GV chưa nhận thức đầy đủ bản chất, ý nghĩa, nội dung, mục đích của SĐTD và việc rèn luyện KNTH cho HS. Nếu khắc phục được tình trạng này, sử dụng SĐTD sẽ trở thành một cách “ghi chép” bằng cách kết hợp hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết nhằm giúp HS rèn luyện KNTH, tìm tòi, đào sâu, mở rộng, tóm tắt ý chính, hệ thống hóa một chủ đề hoặc giải một bài tập.
Đối với HS: Kết quả thu được như sau:
Nhìn chung qua bảng khảo sát, điều tra HS chúng ta có thể thấy 50 HS (33,3%) có thái độ thích học lịch sử, 80/150 HS (53,3%) có thái độ bình thường đối với môn Lịch sử. Do đó, có thể nói đây là một tín hiệu vui vì chỉ có khoảng 13,4% HS (20 HS ) không thích học môn lịch sử nên vấn đề là làm thế nào để giờ học hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn, các em hứng thú tham gia vào giờ học nhiều hơn. Do đó chúng tôi đưa ra tiếp các câu hỏi để tìm hiểu về nhu cầu và tâm lý học tập cũng như những mong muốn của các em. Khi được hỏi là “Theo em, sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH là ... ”thì đa số các em chưa xác định đúng mục đích của phương pháp này là gắn học đi đôi với hành nhưng lại thể hiện nhu cầu muốn tự mình giải quyết
58
vấn đề khi 70/150 HS (46,7%) cho rằng đó là tự mình thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao, 35/150 HS (23,3%) cho đó là được biết thêm những khả năng mới của bản thân. Câu trả lời này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em khi thể hiện nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá và thể hiện bản thân.
Đây là một lợi thế rất lớn để GV khai thác và phát huy năng lực HS. Bởi vậy, 110/150 HS (73,3%) HS trả lời thích được sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH thường xuyên trong giờ học lịch sử trong khi chỉ có 10/150 HS (6,7%) không thích sử dụng phương pháp này, phần này thường nằm ở những HS chưa xác định được mục tiêu học tập và ý thức tự giác chưa cao. Khi được hỏi vì sao, các em đều trả lời rằngdo bản thân không thích cách học gò bó, ghi chép nhàm chán mà thích tự mình khám phá kiến thức, ghi lại, vẽ lại những gì mình học theo cách của mình thông qua những hình ảnh, đường nét thể hiện cảm xúc của các em.
Tuy nhiên, khi được hỏi về các loại SĐTD mà GV dùng để rèn luyện KNTH thì 90/150 HS (60 %) cho rằng đó đều là những sơ đồ để hệ thống hóa lại bài học, 30 HS (20%) SĐTD là để củng cố kiến thức như các trục thời gian đơn giản hay các bảng niên biểu và rất ít các SĐTD phát triển năng lực tư duy (6,7%). Để có thể thực hiện phương pháp này tốt nhất, chúng tôi đưa ra câu hỏi về những khó khăn khi thực hiện SĐTD để rèn luyện các KNTH lịch sử thì đa số 120/150 HS (80%) đồng nhất với phương án thời gian làm thực hành rất ít trong khi nội dung kiến thức rất dài và khả năng sáng tạo muốn thể hiện của các em rất lớn. Ngoài ra cũng có 15 HS (10%) chưa biết thể hiện ý tưởng bằng SĐTD để thực hành, trong khi chỉ có 5 HS (3,3%) cho rằng các kỹ năng quá khó và 6,7% HS (10 HS) cho rằng các nhiệm vụ thực hành quá nhàm chán.
Khi được hỏi về tính tự giác của HS thì chỉ có 30 HS (20%) thường xuyên tự giác sử dụng SĐTD, còn có đến 120 HS (80%) chỉ thỉnh thoảng tự giác sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH lịch sử bởi GV thường kiểm tra theo kiểu học thuộc lòng, hoặc trả lời nhanh câu hỏi trong SGK nên nhiều khi các em lập SĐTD để rèn các KNTH nhưng không sử dụng đến, chỉ đến những bài ôn tập, tổng kết các em mới lập các SĐTD mang tính hệ thống. Do yêu cầu của GV nên không có HS nào chưa tự mình lập một SĐTD.
59
Để việc sử dụng SĐTD rèn KNTH được hiệu quả chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của các em trong học tập. Có đến 80/150 HS (53%) các em đều muốn được động viên, khen thưởng kịp thời trong quá trình học tập, 30/150 HS (20%) muốn được giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng thực tế và 20% HS muốn GV kiểm tra đánh giá theo phương pháp này để các em phát huy hết khả năng và thấy được ưu thế của nó trong việc học cũng như phát triển tư duy sáng tạo của mình. Và một thực tế vui mừng là hơn 80% các em đều thấy thích sau khi ứng dụng SĐTD để thực hành lịch sử. Đây chính là cơ sở để dạy và học lịch sử một cách khoa học hấp dẫn, phát huy hết năng lực của HS và loại bỏ sự nhàm chán đối với bộ môn. Tổ chức tốt các hoạt động thực hành trong giờ học lịch sử bằng SĐTD là cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này.
Như vậy, tổng hợp từ kết quả điều tra, khảo sát đối với GV và HS cho thấy:
Về phía GV: hầu hết GV đều nhận thức được yêu cầu đổi mới PPDH là vấn
đề quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nước nhà, thấy được ưu điểm của PPDH mới, của SĐTD và mong muốn được góp sức mình để nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trí tuệ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nhiều GV đã nhanh chóng tiếp thu PPDH mới đã ứng dụng phương pháp SĐTD để rèn KNTH cho HS trong DHLS nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay nhưng vẫn còn một số tồn tại:
Thứ nhất, để tiếp cận với PPDH mới, tìm hiểu về SĐTD, khó khăn đầu