Ngày nay, do tác động của công nghệ thông tin không ít bạn đi học nhưng không ghi bài mà photo bài của người khác. Nhưng cuối cùng sau khi thực hành phương pháp này hầu hết các em đều phải quay trở lại với cách ghi bài truyền thống vì không theo kịp các bạn trong lớp. Lý do là, học từ bài viết của người khác rất khó thuộc do bài được ghi không theo tư duy của mình. Do đó, có thể nói ghi chép bài giảng trên lớp là việc không thể thiếu trong quá trình học tập của bất kỳ HS nào. Mục đích của ghi chép là:
Giúp HS xác định được những ý quan trọng nhất của bài học. Giúp HS nhớ và học bài tốt hơn.
Giúp HS hiểu bài học một cách khái quát nhất, biết được điểm nào GV cho là quan trọng và điều này rất có ích trong việc ôn thi.
Tuy nhiên ghi chép thế nào là có hiệu quả, đảm bảo tính hệ thống và khoa học lại là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Có nhiều ý kiến cho rằng, muốn ghi chép hiệu quả người học phải thực hiện theo đúng quy trình:
Trước khi nghe giảng: Chuẩn bị cho bài học một cách chu đáo để có thể dự
đoán được bố cục bài giảng;
Trong khi nghe giảng: Chuẩn bị vở ghi và bút thước đầy đủ; Ghi rõ tiêu đề
bài giảng, tên khóa học, ngày tháng… Ghi chép thật ngắn gọn và cố gắng diễn đạt những ý chính bằng ngôn ngữ của chính mình chứ không nên chép y nguyên lời của GV; nên chia các ý bằng các từ nối, chẳng hạn như: thứ nhất, thứ hai...
Sau khi nghe giảng: Xem lại những ghi chép của mình càng sớm càng tốt, tốt
nhất là ngay sau bài giảng khi mà bạn vẫn còn nhớ rõ.
Như vậy, mục đích hàng đầu của việc ghi chép là ôn lại thông tin nhằm tăng khả năng ghi nhớ, tái hiện lại kiến thức. Theo phương pháp truyền thống chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số, cách ghi chép bài này của HS rất dàn trải, có cả những từ và cụm từ không cần thiết sẽ khiến cho quá trình ôn tập lại kiến thức gặp khó khăn, ngoài ra HS ít có cơ hội bổ sung những ý tưởng và cách xắp sếp của chính mình. Những bài ghi chép đó có rất ít mối liên hệ với vốn kiến thức hiện có của người học, do đó chúng dễ bị lãng quên. Hơn nữa với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà
76
chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian... và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề nhưng “Bản đồ tư duy thực sự là một công cụ hữu ích trong giảng dạy, việc sử dụng bản đồ tư duy gắn liền với việc rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập
của học sinh” [1; 29]. Một trong những định hướng giúp HS học tập tích cực thông
qua dạy học bằng SĐTD là kỹ năng ghi chép bài học. Các em sẽ ghi chép nội dung từng mục kiến thức dễ dàng, lôgic, dễ hiểu, mạch lạc bằng những từ khóa và thông tin ngắn gọn đính kèm. Trong quá trình học tập nói chung và học tập lịch sử nói riêng việc ghi chép có vai trò quan trọng, bởi vì nếu không ghi chép sẽ quên 50% bài học trong 24h, quên 80% trong vòng 2 tuần và quên tới 95% trong vòng 1 tháng.
Chính vì vậy, sử dụng SĐTD để ghi chép sẽ hiệu quả hơn như tính lôgíc, mạch lạc; trực quan, sinh động, dễ nhìn, dễ hiểu; vừa nhìn được tổng thể, vừa biết được chi tiết; giúp hệ thống hóa kiến thức và ôn tập một cách khoa học, nhớ kiến thức lâu hơn... Kĩ thuật ghi chép này cho phép người học nhanh chóng ghi lại các ý tưởng, sắp xếp một cách cơ bản các thông tin theo đúng cách hiểu của mình, đồng thời có thể bổ sung những suy nghĩ, quan điểm đánh giá của cá nhân, tăng khả năng hiểu bài và ghi nhớ. SĐTD với những tính năng đặc biệt đã tỏ ra là một phương pháp giúp việc ghi nhớ của HS một cách hiệu quả, thể hiện ở những ưu điểm sau:
- SĐTD chỉ sử dụng những từ khóa ngắn gọn, súc tích, cô đọng giúp HS tiết kiệm thời gian và ghi nhớ tốt hơn.
- Giúp HS sáng tạo hơn, vì ta có thể viết, vẽ tùy ý theo mình muốn, không bắt buộc phải theo khuôn khổ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như trước nữa.
- Nâng cao khả năng tư duy của HS vì các em sẽ sử dụng được cả hai bán cầu não cùng một lúc.
- Giúp HS đưa ra các giải pháp để giải quyết một vấn đề.
- Giúp HS nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của nội dung cần ghi nhớ. - Nâng cao khả năng thuyết trình…
SĐTD có thể mang đến cho HS nhiều công dụng trong học tập. Cho nên, GV nên sử dụng SĐTD hướng dẫn các em trong quá trình học tập nói chung và học tập lịch sử nói riêng để ghi chép bài học khoa học và có hệ thống. Bởi làm được như vậy các em sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn về bài học cũng như giúp cho việc ghi
77
nhớ kiến thức nhanh, lâu và hiệu quả hơn. Điều này rất phù hợp với đặc điểm môn lịch sử cũng như nhận thức, tâm lý của HS hệ bổ túc THPT.Ví như, khi dạy bài 13
“Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925-1930”, lớp 12 chương trình
chuẩn, GV sẽ định hướng cho HS ghi chép dựa trên SĐTD như sau:
Hình 2.2. SĐTD để minh họa cho việc rèn luyện kỹ năng ghi chép có hệ thống bài học cho học sinh hệ bổ túc THPT qua bài 13
“Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925-1930”