Xây dựng và thu nhận hệ thống thông tin phản hồ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại trường Trung học Cơ sở Yên Hòa, Hà Nội (Trang 107)

5. Khen thưởng, động viên GV sử dụng có hiệu quả cơ

3.2.6.Xây dựng và thu nhận hệ thống thông tin phản hồ

* Mục tiêu của biện pháp

Thông qua hệ thống thông tin phản hồi của học sinh, nhà quản lý thêm hiểu rõ thực trạng đào tạo, nắm được nhu cầu của học sinh. Các thông tin thu được từ đánh giá của học sinh đã giúp không chỉ GV tự điều chỉnh phương pháp, mà còn giúp nhà trường điều chỉnh kịp thời các quyết định quản lý nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người học.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để có được hệ thống thông tin phản hồi của học sinh, nhà trường cần: -Xây dựng quy trình thu nhập và xử lý thông tin phản hồi.

-Xác định yêu cầu về mục đích, tiến độ, nội dung cho từng loại thông tin.

-Tạo lập ngân hàng thông tin phản hồi chính xác, kịp thời, đầy đủ và khách quan.

-Tổ chức nghiên cứu nhu cầu học tập của học sinh qua các hoạt động: định kỳ lấy ý kiến về hiệu quả giảng dạy sau mỗi môn học; về các hoạt động khác của nhà trường; lập hòm thu góp ý; hộp thư điện tử,…

-Phân công, quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể đối với cán bộ thu nhận và xử lý thông tin.

-Tổ chức tìm hiểu thông tin phản hồi và giữ mối liên hệ với học sinh đã tốt nghiệp ra trường. Đây là nguồn thông tin rất quan trọng, phản ánh khách quan về chất lượng đào tạo của nhà trường, về nhu cầu xã hội.

-Xử lý, phân tích thông tin hữu hiệu, đưa ra các quyết định quản lý chính xác, kịp thời.

-Giữ mối liên hệ hai chiều chặt chẽ với phụ huynh học sinh, đây là một đầu mối quan trọng để GV chủ nhiệm, nhà trường thu nhận thông tin phản hồi của học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại trường Trung học Cơ sở Yên Hòa, Hà Nội (Trang 107)