Các yếu tố tác động đến việc quản lý hoạt động dạy học môn Toán trong trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại trường Trung học Cơ sở Yên Hòa, Hà Nội (Trang 41)

trong trường THCS

Hoạt động đầu tiên của quản lí hoạt động dạy - học môn Toán ở trường THCS là xác định mục tiêu môn học với các yêu cầu, chuẩn mực cần phải đạt được. Việc tuyên bố về mục tiêu dạy học toán THCS, với các yêu cầu, chuẩn mực cần phải đạt được, cùng với việc thực hiện nội dung chương trình toán THCS sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, để các bên tham gia quá trình dạy học môn toán cùng cam kết thực hiện và phấn đấu đạt được. Nội dung chương trình môn toán trong trường THCS được xây dựng cùng với nội dung chương trình các môn học khác, đảm bảo yêu cầu đáp ứng mục tiêu của nhà trường THCS, giáo dục toàn diện học sinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của lứa tuổi học sinh THCS. Như vậy mục tiêu và nội dung chương trình môn Toán THCS là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên, trực tiếp đến hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động này ở trường THCS.

b) Cán bộ quản lý và độ ngũ giáo viên ở trường THCS

Cán bộ quản lý trực tiếp quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Toán nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Cán bộ quản lý nhà trường tác động đến kết quả dạy học môn Toán thông qua việc đề ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học hữu hiệu, đưa ra những quyết định quản lý kịp thời, chính xác để giáo viên và học sinh điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình sao cho đạt được kết quả dạy học mong muốn.

Giáo viên Toán THCS phải là những người có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đào tạo, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và phong cách nhà giáo đúng mực. Ngoài ra giáo viên Toán còn phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cập nhật thường xuyên thông tin, tri thức Toán học mới. Nắm vững lý luận dạy học hiện đại, hiểu sâu sắc lý luận dạy học bộ môn để vận dụng vào

thực tiễn hoạt động giảng dạy của mình là yêu cầu bắt buộc nâng cao đối với giáo viên Toán THCS trong bối cảnh hiện nay, có như vậy mới thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình. Giáo viên Toán trong nhà trường THCS dù bằng cấp tương đương nhau nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên lại không đồng đều. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy - học môn Toán vốn là môn đòi hỏi phải có hứng thú của cả giáo viên và học sinh. Quản lí dạy - học Toán cần quan tâm đến nhân tố đặc biệt là người thầy.

Như vậy trình độ và năng lực quản lý của cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ giáo viên Toán ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động dạy học bộ môn và quản lý hoạt động này ở trường THCS.

c) Đối tượng dạy học của trường THCS

Đối tượng dạy học của trường THCS là những học sinh đã hoàn thành chương trình Tiểu học. Thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trưòng THCS, chất lượng tuyển sinh đầu vào ( lớp 6) có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, công tác tuyển sinh đầu cấp phải thực hiện đúng quy chế của ngành và những quy định khách quan của địa phương.

Hiện nay học sinh được tuyển vào lớp 6 THCS đều phải hoàn thành chương trình giáo dục Tiểu học và thường tuyển sinh ( theo hình thức xét tuyển) theo tuyến địa bàn dân cư để thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Tuy nhiên chất lượng học sinh hoàn thành chương trình giáo dục Tiểu học vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng vẫn còn một tỉ lệ học sinh được tuyển vào lớp 6 THCS có học lực yếu, mặt bằng chất lượng học sinh được tuyển đầu vào chưa đồng đều ( trừ một số trường chất lượng cao được cho phép lựa chọn đối tượng tuyển sinh). Chính vì vậy, chất lượng tuyển sinh đầu vào, đối tượng tuyển sinh hằng năm của các trường THCS có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn Toán nói riêng nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh THCS mang những nét đặc biệt khiến cho thời kì này được gọi là “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”... Học sinh THCS bắt đầu phát triển mạnh mẽ về thể chất nhưng lại chưa có đủ điều kiện để phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức. Trong khi đó bậc học THCS bắt đầu đòi hỏi học sinh học tập với một cường độ cao. Điều đó dẫn đến những mâu thuẫn trong thái độ, hứng thú học tập của học sinh. Để khắc phục được mâu thuẫn đó, đòi hỏi các môn học trong nhà trường THCS phải gắn với cuộc sống và tạo được hứng thú cho học sinh. Đây là một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ việc dạy - học Toán và quản lí hoạt động dạy - học Toán trong nhà trường THCS.

d) Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Toán

Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Toán luôn có một vị trí quan trọng và vai trò không thể thiếu trong hoạt động dạy học môn Toán, nó ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán. Bởi vì, đảm bảo CSVC kỹ thuật của nhà trường nói chung và đảm bảo về phương tiện dạy học Toán, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông là điều kiện tiên quyết để triển khai đổi mới hoạt động giảng dạy và học tập bộ môn, hỗ trợ hiệu quả đổi mới PPDH nhằm đạt được kết quả dạy học mong muốn.

e) Môi trường quản lý hoạt động dạy học Toán

Cũng như các lĩnh vực hoạt động khác, hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học môn Toán nói riêng ở trường THCS cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng không nhỏ của môi trường. Môi trường tác động và ảnh hưởng ở đây được hiểu và xác định là: Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường vi mô là môi trường sư phạm bên trong nhà trường, môi trường trực tiếp tổ chức các hoạt động dạy học Toán. Môi trường vĩ mô là môi trường cộng đồng bên ngoài nhà trường, môi trường chính trị - văn hoá – kinh tế xã hội của vùng miền và của đất nước. Hoàn cảnh xã hội tác động đến việc quản lí môn Toán trong trường THCS theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vị

trí của môn khoa học tự nhiên ngày càng cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế của một nước đang bắt đầu phát triển, những người lao động trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thường có mức lương thấp hơn nhiều so với những người lao động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ dẫn đến việc học sinh xa rời các môn khoa học tự nhiên trong đó có môn Toán.

Hiểu rõ những tác động của môi trường đỗi với hoạt động dạy học môn Toán ở trường THCS, biết tận dụng khai thác, phát huy những tác động tích cực, thuận lợi của môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi của nó sẽ giúp cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán có hiệu quả tốt hơn, đảm bảo kết quả dạy và học Toán đạt được theo mục tiêu mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường THCS.

Tiểu kết chương I.

Chương I là tổng kết một số cơ sở lí luận về quản lí môn Toán ở trường THCS. Nội dung của chương đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến QL, QL giáo dục, QL hoạt động dạy học môn Toán và những yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động dạy học môn Toán. Qua đó luận văn nghiên cứu thực trạng QL hoạt động dạy - học môn Toán ở trường THCS Yên Hoà. Và căn cứ vào thực trạng đấy, chúng tôi đề xuất biện pháp quản lí hoạt động dạy - học môn Toán tại trường THCS Yên Hoà.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC MÔN TOÁN, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC MÔN TOÁN TẠI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại trường Trung học Cơ sở Yên Hòa, Hà Nội (Trang 41)