Bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại trường Trung học Cơ sở Yên Hòa, Hà Nội (Trang 69)

pháp soạn bài và chuẩn bị lên lớp

53.5 50 32.1 25 7.2 25 7.2 0 0 0 4. Sử dụng kết quả kiểm 46.4 50 39.2 25 7.2 25 7.2 0 0 0 4. Sử dụng kết quả kiểm 46.4 50 39.2 25 7.2 25 7.2 0 0 0

tra trong đánh giá xếp loại GV

Tỷ lệ Trung bình 56.2 62.5 33 25 5.4 12.5 3.6 0 1.8 0

( Nguồn: Khảo sát tại trường THCS Yên Hoà tháng 4 năm 2011)

Theo bảng 2.16, thì việc quản lý soạn bài trên lớp của GV là tương đối tốt. Có 56.2% GV và 62.5% quản lý cho rằng tốt. Tuy nhiên vẫn còn ý kiến khâu quản lý này chỉ có thể đánh giá mức trung bình và yếu thậm chí là rất yếu.

Trong đó, khâu bồi dưỡng phương pháp soạn bài và sử dụng kiểm tra đánh giá xếp loại GV là hai khâu yếu nhất. Ở khâu bồi dưỡng phương pháp soạn bài có đến 14.4% GV cho là trung bình và Yếu; 25% nhà quản lý: trung bình. Công việc này thường diễn ra vào hè do Phòng GD chỉ đạo. Bản thân trường chưa tổ chức bồi dưỡng phương pháp soạn bài. Không có một khoản dự trù kinh phí nào cho hoạt động này.

Khâu sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá xếp loại GV thực hiện vẫn chưa tốt. Đôi lúc các nhà quản lý còn nể nang, e ngại việc đánh giá GV, không trực tiếp góp ý phê bình. Hoặc nhiều lúc kết quả kiểm tra chưa thật sự khách quan nên không lấy đó làm cơ sở đánh giá xếp loại (thường dự giờ báo trước, đôi khi mới dự giờ đột xuất).

2.3.1.3. Quản lý việc thực hiện nội dung, phương thức, hình thức tổ chức dạy học.

a. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa

Nội dung, chương trình Toán hiện hành được thống nhất thực hiện chung trong toàn quốc, áp dụng với đối tượng học sinh tất cả các vùng miền, với mọi trình độ nhận thức. Do đó, cách quản lý môn toán có điểm thuận lợi là dễ thống nhất song nó gây ra rất nhiều những bất cập khác. Việc quản lý nội dung, chương trình Toán hiện nay chỉ nằm ở những hoạt động đơn giản là hàng tuần nhà quản lý kiểm tra xem liệu GV Toán có dạy đúng phân phối chương trình và bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa Toán

bằng cách kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài. Tác động của hoạt động quản lý chỉ là hướng tới việc điều chỉnh dạy nhanh hay chậm so với phân phối chương trình. Rõ ràng, việc quản lý thực hiện nội dung chương trình Toán hiện hành chỉ đảm bảo được tính thống nhất mà thực tế cho thấy hiệu quả của nó chưa cao. Cần đi sâu hơn nữa về việc thống nhất những kỹ năng cơ bản, những điểm cần lưu ý về kĩ năng giải toán đối với từng dạng toán sao cho đảm bảo thống nhất về cách làm từ lớp dưới lên lớp trên. Để làm điều nhà quản lý cần phát huy tốt tác dụng của sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tổ và bản thân giáo viên cần phải đầu tư học hỏi, nghiên cứu kĩ tài liệu dạy học.

b. Quản lý đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nội dung chương trình thay đổi, các phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức dạy – học cũng phải thay đổi cho phù hợp để phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của GV và đặc biệt là học sinh. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức là hoạt động căn bản, mấu chốt trong hoạt động dạy và học ngày nay không chỉ với môn Toán mà ở tất cả các môn học khác.

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học, nhà trường đã xây dựng hệ thống các biện pháp cụ thể đánh giá một cách khách quan những hoạt động của GV trong việc tiến hành đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học.

Kết quả nghiên cứu được trình bày cụ thể trong bảng 2.17. Các biện pháp quản lý hoạt động thực hiện các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy – học của GV được đánh giá theo tỷ lệ trung bình các biện pháp: Tốt: 59% GV, 50% quản lý; Khá: 29.0% GV, 36% quản lý; Trung bình: 12% GV, 14% quản lý; Yếu: 0% GV và quản lý.

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát GV, nhà quản lý về thực trạng quản lý việc cải tiến phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Trung bình Yếu Rất yếu GV QL GV QL GV QL GV QL GV QL 1. Quy định chế độ dự giờ đối với GV 75 50 25 25 0 25 0 0 0 0 2. Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy – học

82.1 50 17.9 25 0 25 0 0 0 0 3. Tổ chức kiểm tra thường 3. Tổ chức kiểm tra thường

xuyên việc chuẩn bị lên lớp, dự giờ, họp chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy – học và hội giảng

60.7 50 25 25 14.3 25 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại trường Trung học Cơ sở Yên Hòa, Hà Nội (Trang 69)