08 010 00 00 2 Thường xuyên cập

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại trường Trung học Cơ sở Yên Hòa, Hà Nội (Trang 53)

2. Thường xuyên cập

nhật, mở rộng bài giảng với những kiến thức mới.

75 40 25 40 0 14 0 6 0 0

( Nguồn: Khảo sát tại trường THCS Yên Hoà tháng 4 năm 2011)

Căn cứ vào bảng 2.6, ta thấy ý kiến của 14 giáo viên và 100 học sinh về việc soạn bài và chuẩn bị bài của giáo viên trước khi lên lớp chưa có sự thống nhất. 100% giáo viên cho rằng soạn bài tốt nhưng vẫn có 10% học sinh cho rằng giáo viên soạn bài ở mức độ trung bình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng soạn bài của giáo viên: như nội dung SGK, phân bố thời lượng chương trình và sự tiếp thu, cập nhật và mở rộng bài giảng của bản thân giáo viên. 75% giáo viên trả lời làm tốt việc thường xuyên cập nhật mới trong bài giảng, 25% giáo viên trả lời làm công việc này ở mức độ khá. Con số này cũng chênh lệch quá lớn với học sinh. 14% cho là trung bình, 6% cho là yếu. Như vậy rõ ràng việc mở rộng kiến thức mới vào bài giảng của giáo viên chưa được thực hiện nhiều. Nếu đánh giá 100% soạn bài tốt là hoàn toàn mang tính chủ quan. Thiếu cập nhật thông tin chắc chắn bài giảng sẽ xa rời thực tế. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho có những giờ học Toán chưa thực sự hấp dẫn.

2.2.1.3. Thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học a) Về nội dung chương trình giảng dạy

Theo kết quả điều tra 14 giáo viên và 100 học sinh thì 100% giáo viên và học sinh đều cho rằng giáo viên thực hiện đúng, đầy đủ tiến độ chương trình. Tuy nhiên, đôi lúc giáo viên vì phải chạy theo chương trình nên bài giảng nặng nề, thiên về nhồi nhét kiến thức.

Các giáo viên đều đồng nhất ý kiến so với SGK cũ, nội dung chương trình SGK mới được áp dụng từ năm 2002 đã có những ưu điểm phù hợp hơn với đối tượng học sinh THCS, thể hiện được tính hiện đại và cập nhật. Kiến thức trình bày cơ bản có hệ thống, rõ ràng, sắp xếp mạch kiến thức hợp lí, hợp với nhận thức và sự tiếp thu của học sinh,đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng. Nội dung đảm bảo tính thực tiễn và sư phạm, phù hợp với điều kiện - hoàn cảnh của xã hội, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính thống nhất tiếp nối kiến thức từ thấp đến cao trong từng phân môn và giữa các phân môn với nhau, đảm bảo tính cơ bản, tinh giản, vững chắc và thiết thực, trọng tâm, hệ thống bài tập phong phú, đa dạng từ dễ đến khó.

Tuy nhiên, theo đa số giáo viên nội dung chương trình Toán vẫn còn những bất cập đã gây cản trở giáo viên thực hiện tiến độ chương trình và nâng cao chất lượng giảng dạy như một số kiến thức còn khó đối với học sinh trung bình trở xuống hay phân phối chương trình hiện hành còn nhiều bất cập.

b) Về các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:

Trong môn toán, ngoài những phương pháp truyền thống như thuyết trình ( với hình thức giảng giải), vấn đáp, trực quan là những phương pháp dạy học được sử dụng phổ biến, có hiệu quả, có khả năng đáp ứng được yêu cầu về đổi mới PPDH môn Toán hiện nay như phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập và thực hành, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát GV và HS về mức độ sử dụng PP dạy học Toán của giáo viên

Nội dung

Mức độ thực hiện ( %)

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

GV HS GV HS GV HS 1. Thuyết trình, giảng giải. 90 100 10 2. Vấn đáp 70 65 30 35 3. Trực quan 50 40 50 60 4. LT và thực hành 85 78 15 22 5. Phát hiện và giải quyết

vấn đề

58 36 42 64

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại trường Trung học Cơ sở Yên Hòa, Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)