Tình hìnhgiáo dục và đào tạo huyện Lập Thạch

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 48)

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của huyện đã đạt được một số kết quả khá toàn diện. Cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư xây dựng ngày một khang trang, hiện đại. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được quan tâm đầu tư. Đội ngũ CBQL, GV ngày càng ổn định cả về số lượng và chất lượng. Quy mô trường lớp phù hợp và ổn định, chất lượng giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt, học lực khá giỏi thay đổi theo hướng

tích cực, chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi ngày một tăng.

Xếp loại hạnh kiểm cuối năm học 2012-2013:

Bảng 2.1 Tỉ lệ xếp loại chất lượng giáo dục hai mặt năm học 2012 – 2013

Bậc học

Chất lượng giáo dục đạo đức ( tính theo tỉ lệ %)

Chất lượng giáo dục văn hóa ( tính theo tỉ lệ %)

Tốt Khá T.bình Yếu Giỏi Khá T.bình Yếu Kém

Mầm non 98,0 100

Tiểu học 100 30,8 39,7 28,0 1,5

THCS 77,62 19,65 2,72 0,02 9,66 41,58 44,55 4,22

(Nguồn: B/C tổng kết năm học 2012-2013 của Phòng GD&ĐT huyện)

- Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2012-2013

+ Thi giao lưu HS giỏi lớp 5 cấp tỉnh đạt 118 giải (11 giải nhất; 36 giải nhì; 52 giải ba; 19 giải KK); Thi Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp tỉnh có 01 em đạt giải Thám hoa;Thi Olympic Tiếng Anh qua mạng Internet cấp tỉnh đạt 02 giải ba, 02 giải khuyến khích.; Thi Olympic giải Toán qua mạng Internet cấp tỉnh đạt 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 06 giải KK.

- Về thi GV dạy giỏi

+ Có 7 GV mầm non dự thi làm đồ dùng, đồ chơi cho học sinh cấp tỉnh, đạt 2 giải Nhất, 05 giải Nhì, xếp thứ 2 toàn đoàn trong tổng số 9 huyện thịtham gia; Thi GV giỏi cấp tỉnh khối THCS định kỳ 2 năm một lần đạt 22 giải.

- Về xây dựng Trường chuẩn quốc gia

Tổng số trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia tính đến hết năm học 2012-2013: Mầm non có 18/23 = 78,26%, Tiểu học có 21/25 = 84% và Trung học cơ sở có 12/21 = 57,14% được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.

- Về công tác phổ cập giáo dục

+ Huyện Lập Thạch đã được tỉnh công nhận đạt phổ cập mẫu giáo cho trẻ em 5 tuổi tại thời điểm tháng 5/2012; Phổ cập giáo dục Tiểu học: 13/20 xã, Phổ cập giáo dục THCS: 20/20 xã, thị trấn duy trì đạt phổ cập giáo dục THCS từ năm 2002 đến nay.

+ Toàn huyện có 69 trường. Trong đó có 23 trường Mầm non với tổng số 237 lớp mẫu giáo với 6440 học sinh và 54 nhóm trẻ tập thể với 902 cháu; 25 trường Tiểu học có tổng số 378 lớp với 8974 học sinh.; 21 trường Trung học cơ sở có tổng số 211 lớp với 6398 học sinh.

+ Mạng lưới trường lớp, học sinh ổn định phát triển phù hợp với thực tế ở huyện, từng địa phương; Ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc qui hoạch lại mạng lưới trường lớp phù hợp với thực tế của huyện nhà.

Bảng 2.2 Đội ngũ CBQLcác bậc học năm học 2012 – 2013 Bậc học HT PHT Thạc sĩ ĐH CĐ T.cấp TCCT Trên chuẩn Tỉ lệ Mầm non 23 44 1 32 22 12 25 55/67 82,1 Tiểu học 25 48 1 64 8 46 73/73 100 THCS 20 31 3 40 8 42 43/51 84,3

(Nguồn báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013 phòng GD&ĐT Lập Thạch) Hệ thốngQLGD của huyện bao gồm: UBND huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về phát triển giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục trên địa bản huyện. Phòng GD&ĐT thực hiện công tác tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn xã.

- Nguồn lực phát triển giáo dục

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh và toàn diện về mọi mặt của tỉnh Vĩnh Phúc, kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch cũng có sự chuyển dịch thay đổi mạnh mẽ, cùng với đó các nguồn lực về tài chính, con người đầu tư cho giáo dục được quan tâm hơn lúc nào hết, trong những năm qua ngân sách đầu tư cho phát triển giáo dục

không ngừng tăng lên, công tác xã hội hóa giáo dục được tuyên truyền triển khai và thực hiện ngày càng hiệu quả. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý của đội ngũ cán bộ, viên chức giáo dục được nâng lên. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư nâng cấp.Tuy nhiên các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục đang có dấu hiệu chững lại.

Hệ thống giáo dục phát triển nhanh trong khi điều kiện đảm bảo về CSVC, tài chính, đội ngũ GV chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch phát triển giáo dục còn chậm, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng chung cũng như làm chậm lại quá trình phát triển của giáo dục .

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 48)