Vai trò của Phòng Giáo dục đào tạo trong việc chuẩn hoá đội ngũ HT THCS

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 34)

THCS

Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ “Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, và Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2008 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật. ..

Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và các hoạt động khác của các trường Mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường bồi dưỡng CBQL giáo dục huyện theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp hàng năm để UBND cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định. Nội dung của hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở bao gồm: quy hoạch về cơ cấu, số lượng, chất lượng, các bộ môn hợp lý; tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực; bổ nhiệm, miễn nhiệm, luôn chuyển và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũCBQL [12,24].

Từ thực trạng tình hình đội ngũ CBQL trên địa bàn toàn huyện, lập kế hoạch dự báo, Phòng GD&ĐT tiến hành quy hoạch đội ngũ CBQL cấp trung học cơ sở sao cho đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo tính phát triển kế thừa, đủ số lượng, cân đối về trình độ. Bố trí hợp lý, sắp xếp khoa học, thuận lợi về đi lại cho đội ngũ, đồng thời phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng trong huyện.

1.5.Nội dung phát triển đội ngũ HT THCS theo hƣớng chuẩn hoá

1.5.1. Vận dụng các tiêu chí đánh giá trong chuẩn vào đánh giá HT

Đi đôi với công tác kiểm tra là khâu đánh giá đội ngũ CBQL, đây là khâu có vị trí hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các khâu trong công tác phát triển đội ngũ. Đánh giá cán bộ là đánh giá nhân cách của cán bộ đó, thông qua công việc được giao và hiệu quả thực hiện công việc đó. Đánh giá đúng cán bộ mới có cơ sở để bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ có hiệu quả.

Việc tổ chức đánh giá chất lượng HT theo chuẩn được quy định cụ thể từ điều 7 đến điều 9 trong chuẩn được đính kèm trong phụ lục cùng thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT Ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thông thường, trước khi tuyển chọn, bố trí, đề bạt cán bộ cần đánh giá đúng, khách quan theo những nội dung cơ bản sau đây:

Một là: Tiểu sử và những cứ liệu bên ngoài của cán bộ.

Tiểu sử đó là những cứ liệu mô tả chung về con người, là những thông tin rất quan trọng. Tuy nhiên, bản thân những thông tin này chưa cung cấp cho chủ thể đánh giá một ý niệm đầy đủ về cán bộ.

Hai là: Đánh giá về mặt lập trường, tư tưởng chính trị. Đây là một nội dung tâm lý cơ bản nhất khi đánh giá cán bộ. Nó không chỉ thể hiện xu hướng về thế giới quan, nhân sinh quan, về sự trung thành đối với lợi ích và mục tiêu của giai cấp, dân tộc mà còn cho chúng ta biết xu hướng của các đặc điểm tâm lý cũng như biểu hiện về hành vi của con người.Việc đánh giá về lập trường, tư tưởng, chính trị của cán bộ có thể nhìn nhận qua các yếu tố :mức độ nhận thức, sự biểu hiện dứt khoát và đúng đắn về thái độ và hành vi của cá nhân trong lĩnh vực hệ tư tưởng, chính trị. Đánh giá qua quan điểm sống và làm việc, hệ thống động cơ, quan điểm về quản lý con người, về định hướng giá trị.

Ba là: Đánh giá hệ thống thái độ và hành vi của cá nhân. Thái độ và hành vi của mỗi cá nhân là cái vỏ bộc lộ bản chất của họ. Đánh giá hệ thống thái độ cần tập trung vào các lĩnh vực:Thái độ đối với người khác; Thái độ đối với công việc (quan điểm về lao động như thế nào);Thái độ đối với bản thân;Thái độ đối với gia đình ..v.v.

Cách ứng xử của hành vi: ổn định hay thiếu ổn định; linh hoạt hay cứng nhắc; có khả năng kiềm chế hay dễ bị kích động; có khả năng điều khiển hành vi của bản thân hay không.

Bốn là: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn.

Xem xét khả năng tư duy quản lý, khả năng ra quyết định quản lý trong các tình huống công việc cụ thể có đảm bảo tính khách quan hay mang tính chủ quan; cẩn thận, chắc chắn hay “bốc đồng". Các phẩm chất tư duy: sâu sắc hay hời hợt, sáng tạo hay máy móc, độc lập hay thụ động, linh hoạt hay trì trệ v.v.Đánh giá năng lực hoạt động thực tiễn cần chú ý đến sự cần mẫn, chăm chỉ hay thờ ơ; khối lượng và chất lượng công việc; khả năng linh hoạt, sáng tạo.

Năm là: Đánh giá về mặt hiệu quả công tác.

- Hiệu quả công tác của đội ngũ CBQL nhà trường không chỉ thể hiện ở kết quả làm việc có thể định lượng được mà còn thể hiện ở mức độ uy tín của cán bộ, GV trong và ngoài nhà trường; khả năng gây ảnh hưởng tới người khác cũng như thái độ, tình cảm của mọi người. Không phải bao giờ con người cũng bộc lộ hết và đầy đủ tất cả những gì mà họ có, nhất là về đời sống tâm lý của họ. Chính vì thế khi đánh giá con người phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, dân chủ, công bằng, phát triển; phải xuất phát từ mục đích con người, vì sự phát triển của con người [25,26].

1.5.2. Phổ biến chuẩn hiệu trưởng

Việc xác định đúng vai trò và vị trí, tác dụng của chuẩn HT đối với công tác QL, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở mỗi nhà trường, mỗi cấp học, bậc học và đối với tình hình và điều kiện phát triển chung của sự nghiệp giáo dục ở mỗi địa phương và cả nước là hết sức quan trọng. Khi các cơ quan QL xác định được vai trò quan trọng của đội ngũ HT các nhà trường trong công tác QL, điều hành và phát triển giáo dục ở mỗi địa phương thì hơn bao giờ hết các cơ quan QL cần hiểu hết tác dụng của chuẩn HT trong việc phát triển đội ngũ HT ở mỗi cấp học, bậc học. Vì vậy công tác phổ biến và triển khai tập huấn chuẩn HT, tập huấn đánh giá HT theo chuẩn càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi đây chính là một trong những yếu tố có ảnh hưởng hết sức quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ HT bởi lẽ khi huy động được đúng các lực lượng tham gia đánh giá HT; đánh giá HT đúng quy trình,

đúng tiêu chí, tiêu chuẩn thì chất lượng đội ngũ HT càng được phản ánh rõ nét bấy nhiêu. Hàng năm vào đầu năm học; trong dịp nghỉ hè, bồi dưỡng GV, bồi dưỡng đội ngũ, Phòng giáo dục cần kết hợp với sở giáo dục tổ chức lớp tập huấn vè chuẩn nghề nghiệp đối với toàn thể đội ngũ GV trong đó có phổ biến các chuẩn nghề nghiệp GV, chuẩn HT và cần đặc biệt quan tâm tới việc tập huấn đánh giá HT theo chuẩn để cuối mỗi năm học các nhà trường tổ chức đánh giá HT theo chuẩn một cách chính xác, thiết thực và hiệu quả hơn và giúp cho các cơ quan QL nhìn thấy rõ hơn thực trạng chất lượng đội ngũ HT để từ đó có các biện pháp phát triển đội ngũ HT sát với nhu cầu sử dụng của mỗi dịa phương....

1.5.3. Tổ chức bồi dưỡng để đội ngũ HT THCS đạt đủ các yêu cầu theo chuẩn

Trên cơ sở quy hoạch nguồn phát triển đội ngũ HT, hàng năm Phòng giáo dục cần cử đội ngũ GV; đội ngũ phó HT các nhà trường đi dự các lớp tập huấn đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV, chuẩn HT cũng như chọn cử GV,CBQL tham gia các lớp học về QLGD; quản lý nhà nước; các lớp học nâng cao trình độ đào tạo và nâng cao trình độ chính trị để giúp đội ngũ CBQL không ngừng được nâng cao trình độ cả về năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà đồng thời tạo điều kiện cho CBQL được nâng cao trình độ nhận thức. Đây cũng chính là việc giúp cho đội ngũ CBQL có được những góc nhìn toàn diện, cập nhật được các yêu cầu đổi mới về QL, đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục theo định hướng hiện đại. Công tác bồi dưỡng CBQL không chỉ tập trung vào bồi dưỡng về chuyên môn mà cần phải được bồi dưỡng cả về phẩm chất, bồi dưỡng về nhân sinh quan trong giáo dục bởi mỗi người CBQL chính là một người thuyền trưởng trong việc thực hiện các định hướng và nhiệm vụ giáo dục. Bởi vậy khi người CBQL có quan điểm và định hướng đúng đắn thì con đường phát triển giáo dục sẽ phát triển theo đúng hướng, phù hợp với quy luật và định hướng phát triển tích cực và ngược lại khi người CBQL có góc nhìn không toàn diện, không xác định được đúng đắn định hướng phát triển thì sẽ làm cho sự phát triển giáo dục ngày càng tụt hậu và không đáp ứng được yêu cầu phát triển nên giáo dục hiện đại, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định của chuẩn.

1.5.4. Triển khai thực hiện đánh giá đội ngũ HT theo chuẩn

Cuối mỗi năm học các sở giáo dục có nhiệm vụ chỉ đạo tập thể hội đồng sư phạm và các tổ chức đoàn thể trong mỗi nhà trường là các lực lượng tham gia đánh giá chất lượng HT như điều 9 của chuẩn đã quy định.

- Quy trình đánh giá, xếp loại HT( được quy định trong điều 9):

a) Đa ̣i diê ̣n của cấp ủy Đảng hoă ̣c Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau:

- HT tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu trong Phu ̣ lu ̣c 1 và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường.

- Cán bộ, GV, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá HT theo mẫu phiếu trong Phu ̣ lu ̣c 2.

- Các phó hiệu trưởng , cấp ủy Đảng , Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường , với sự chứng kiến của hiê ̣u trưởng , tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ , giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường ; phân tích các ý kiến đánh giá đó v à có nhận xét , góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp HT chủ trì thực hiện các bước sau đây: - Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của HT, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường (đươ ̣c thể hiê ̣n trong các mẫu phiếu của Phu ̣ lục 1, 2, 3) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại HT theo mẫu phiếu trong Phu ̣ lu ̣c 4.

- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới HT, tới tâ ̣p thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.

- Lực lượng đánh giá, xếp loại HT gồm: HT, các phó hiệu trưởng , cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường ; cán bộ, GV, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp HT.

1.5.5. Thể chế hoá chuẩn trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển HT THCS THCS

Công tác QL và sử dụng đội ngũ trong mỗi lĩnh vực ngành nghề theo trình độ chuyên môn, năng lực được đào tạo đã được Thủ tướng chính phủ quy định và phân cấp, phân quyền QL theo chức năng và nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của từng Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương. Cùng với thông tư số 35 quy định về hạng trường; số lượng , tiêu chuẩn và nhiệm kì đảm nhiệm chức vụ HT tại mỗi cơ sở giáo dục thì thông tư số 29 về việc ban hành quy định về chuẩn HT đã góp phần cụ thể hóa được tiêu chuản về phẩm chất, năng lực của người được bổ nhiệm vào chức vụ HT, đồng thời việc hướng dẫn, cụ thể hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại HT đã thực sự thúc đẩy được công tác phát triển đội ngũ HT đó chính là bộ chuẩn thực sự làm thay đổi nhận thức các cơ quan QL trong việc bổ nhiệm HT; giúp cơ quan QL có được cách nhìn tổng quan hơn trong việc đánh giá CBQL và sử dụng cán bộ QL, đồng thời bộ chuẩn cũng thực sự thúc đẩy đến nhận thức của mỗi cá nhân CBQLvà thúc đẩy NNL cho công tác phát triển đội ngũ HT đó là mỗi người muốn phát triển CBQL trước hết phải hoàn thiện mình và trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa( chuẩn về bản thân trước khi chuẩn về vị trí bổ nhiệm)

Theo thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học; Điều 18 đã quy định rõ tiêu chuẩn và thẩm quyền bổ nhiệm HT, phó HT trường THCS như sau:

- Mỗi trường trung học có HT và một số Phó HT. Nhiệm kỳ của HT là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ HT không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.

- Hiệu trưởng, Phó HT phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) HT phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn HT trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó HT phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp GV cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do HT phân công.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận HT, Phó HT trường trung học:

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ nhiệm HT, Phó HT đối với trường công lập, công nhận HT, Phó HT đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đó có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận HT, Phó HT được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường.

4. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm HT, Phó HT trường trung học.

1.6. Những yếu tố tác động tới việc phát triển đội ngũ HT trƣờng THCS theo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 34)