Phổ biến chuẩn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 36)

Việc xác định đúng vai trò và vị trí, tác dụng của chuẩn HT đối với công tác QL, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở mỗi nhà trường, mỗi cấp học, bậc học và đối với tình hình và điều kiện phát triển chung của sự nghiệp giáo dục ở mỗi địa phương và cả nước là hết sức quan trọng. Khi các cơ quan QL xác định được vai trò quan trọng của đội ngũ HT các nhà trường trong công tác QL, điều hành và phát triển giáo dục ở mỗi địa phương thì hơn bao giờ hết các cơ quan QL cần hiểu hết tác dụng của chuẩn HT trong việc phát triển đội ngũ HT ở mỗi cấp học, bậc học. Vì vậy công tác phổ biến và triển khai tập huấn chuẩn HT, tập huấn đánh giá HT theo chuẩn càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi đây chính là một trong những yếu tố có ảnh hưởng hết sức quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ HT bởi lẽ khi huy động được đúng các lực lượng tham gia đánh giá HT; đánh giá HT đúng quy trình,

đúng tiêu chí, tiêu chuẩn thì chất lượng đội ngũ HT càng được phản ánh rõ nét bấy nhiêu. Hàng năm vào đầu năm học; trong dịp nghỉ hè, bồi dưỡng GV, bồi dưỡng đội ngũ, Phòng giáo dục cần kết hợp với sở giáo dục tổ chức lớp tập huấn vè chuẩn nghề nghiệp đối với toàn thể đội ngũ GV trong đó có phổ biến các chuẩn nghề nghiệp GV, chuẩn HT và cần đặc biệt quan tâm tới việc tập huấn đánh giá HT theo chuẩn để cuối mỗi năm học các nhà trường tổ chức đánh giá HT theo chuẩn một cách chính xác, thiết thực và hiệu quả hơn và giúp cho các cơ quan QL nhìn thấy rõ hơn thực trạng chất lượng đội ngũ HT để từ đó có các biện pháp phát triển đội ngũ HT sát với nhu cầu sử dụng của mỗi dịa phương....

1.5.3. Tổ chức bồi dưỡng để đội ngũ HT THCS đạt đủ các yêu cầu theo chuẩn

Trên cơ sở quy hoạch nguồn phát triển đội ngũ HT, hàng năm Phòng giáo dục cần cử đội ngũ GV; đội ngũ phó HT các nhà trường đi dự các lớp tập huấn đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV, chuẩn HT cũng như chọn cử GV,CBQL tham gia các lớp học về QLGD; quản lý nhà nước; các lớp học nâng cao trình độ đào tạo và nâng cao trình độ chính trị để giúp đội ngũ CBQL không ngừng được nâng cao trình độ cả về năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà đồng thời tạo điều kiện cho CBQL được nâng cao trình độ nhận thức. Đây cũng chính là việc giúp cho đội ngũ CBQL có được những góc nhìn toàn diện, cập nhật được các yêu cầu đổi mới về QL, đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục theo định hướng hiện đại. Công tác bồi dưỡng CBQL không chỉ tập trung vào bồi dưỡng về chuyên môn mà cần phải được bồi dưỡng cả về phẩm chất, bồi dưỡng về nhân sinh quan trong giáo dục bởi mỗi người CBQL chính là một người thuyền trưởng trong việc thực hiện các định hướng và nhiệm vụ giáo dục. Bởi vậy khi người CBQL có quan điểm và định hướng đúng đắn thì con đường phát triển giáo dục sẽ phát triển theo đúng hướng, phù hợp với quy luật và định hướng phát triển tích cực và ngược lại khi người CBQL có góc nhìn không toàn diện, không xác định được đúng đắn định hướng phát triển thì sẽ làm cho sự phát triển giáo dục ngày càng tụt hậu và không đáp ứng được yêu cầu phát triển nên giáo dục hiện đại, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định của chuẩn.

1.5.4. Triển khai thực hiện đánh giá đội ngũ HT theo chuẩn

Cuối mỗi năm học các sở giáo dục có nhiệm vụ chỉ đạo tập thể hội đồng sư phạm và các tổ chức đoàn thể trong mỗi nhà trường là các lực lượng tham gia đánh giá chất lượng HT như điều 9 của chuẩn đã quy định.

- Quy trình đánh giá, xếp loại HT( được quy định trong điều 9):

a) Đa ̣i diê ̣n của cấp ủy Đảng hoă ̣c Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau:

- HT tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu trong Phu ̣ lu ̣c 1 và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường.

- Cán bộ, GV, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá HT theo mẫu phiếu trong Phu ̣ lu ̣c 2.

- Các phó hiệu trưởng , cấp ủy Đảng , Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường , với sự chứng kiến của hiê ̣u trưởng , tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ , giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường ; phân tích các ý kiến đánh giá đó v à có nhận xét , góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3.

b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp HT chủ trì thực hiện các bước sau đây: - Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của HT, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường (đươ ̣c thể hiê ̣n trong các mẫu phiếu của Phu ̣ lục 1, 2, 3) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại HT theo mẫu phiếu trong Phu ̣ lu ̣c 4.

- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới HT, tới tâ ̣p thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.

- Lực lượng đánh giá, xếp loại HT gồm: HT, các phó hiệu trưởng , cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường ; cán bộ, GV, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp HT.

1.5.5. Thể chế hoá chuẩn trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển HT THCS THCS

Công tác QL và sử dụng đội ngũ trong mỗi lĩnh vực ngành nghề theo trình độ chuyên môn, năng lực được đào tạo đã được Thủ tướng chính phủ quy định và phân cấp, phân quyền QL theo chức năng và nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của từng Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương. Cùng với thông tư số 35 quy định về hạng trường; số lượng , tiêu chuẩn và nhiệm kì đảm nhiệm chức vụ HT tại mỗi cơ sở giáo dục thì thông tư số 29 về việc ban hành quy định về chuẩn HT đã góp phần cụ thể hóa được tiêu chuản về phẩm chất, năng lực của người được bổ nhiệm vào chức vụ HT, đồng thời việc hướng dẫn, cụ thể hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại HT đã thực sự thúc đẩy được công tác phát triển đội ngũ HT đó chính là bộ chuẩn thực sự làm thay đổi nhận thức các cơ quan QL trong việc bổ nhiệm HT; giúp cơ quan QL có được cách nhìn tổng quan hơn trong việc đánh giá CBQL và sử dụng cán bộ QL, đồng thời bộ chuẩn cũng thực sự thúc đẩy đến nhận thức của mỗi cá nhân CBQLvà thúc đẩy NNL cho công tác phát triển đội ngũ HT đó là mỗi người muốn phát triển CBQL trước hết phải hoàn thiện mình và trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa( chuẩn về bản thân trước khi chuẩn về vị trí bổ nhiệm)

Theo thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học; Điều 18 đã quy định rõ tiêu chuẩn và thẩm quyền bổ nhiệm HT, phó HT trường THCS như sau:

- Mỗi trường trung học có HT và một số Phó HT. Nhiệm kỳ của HT là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ HT không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.

- Hiệu trưởng, Phó HT phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) HT phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn HT trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó HT phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp GV cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do HT phân công.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận HT, Phó HT trường trung học:

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ nhiệm HT, Phó HT đối với trường công lập, công nhận HT, Phó HT đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đó có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận HT, Phó HT được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường.

4. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm HT, Phó HT trường trung học.

1.6. Những yếu tố tác động tới việc phát triển đội ngũ HT trƣờng THCS theo hƣớng chuẩn hóa

1.6.1. Mối quan hệ quản lý của Phòng Giáo dục đào tạo với các chủ thể quản lý khác trong việc phát triển đội ngũ HT khác trong việc phát triển đội ngũ HT

Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2008 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn CBQL giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật. [12,24].

Từ thực trạng tình hình đội ngũ CBQL trên địa bàn toàn huyện, lập kế hoạch dự báo, Phòng GD&ĐT tiến hành quy hoạch đội ngũ CBQL cấp trung học cơ sở sao cho đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo tính phát triển kế thừa, đủ số lượng, cân đối về trình độ. Bố trí hợp lý, sắp xếp khoa học, thuận lợi về đi lại cho đội ngũ, đồng thời phù hợp với đặc điểm KT-XH của các vùng trong huyện. Đặc biệt cần tính đến ưu tiên phân công các cán bộ có bề dày kinh nghiệm, am hiểu về thực tế công tác giáo dục ở các địa phương. Công tác luân chuyển CBQL cần đảm bảo tính ổn định, khoa học, cần ưu tiên bổ sung các CBQL có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý, nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục cho các trường có chất lượng các mặt giáo dục thấp, phong trào giáo dục của địa phương chưa phát triển.Phòng nội vụ huyện là cơ quan chịu trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân huyện quản lý xây dựng và trực tiếp trình kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ viên chức, công chức thuộc thẩm quyền do ủy ban nhân dân huyện quản lý trong đó có đội ngũ HT các trường THCS

Như vậy theo quy định của luật giáo dục thì việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển HT các trường THCS là thuộc thẩm quyền của phòng giáo dục và đào tạo nhưng thực tế cho thấy vai trò của phòng giáo dục chỉ là vai trò tham mưu cho UBND huyện trong việc quy hoạch và bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL còn cơ quan trực tiếp ra quyết định bổ nhiệm HT lại là UBND cấp huyện. Điều này chứng tỏ phòng GD&ĐT chưa được giao toàn quyền và tính tự chủ trong công tác quy hoạch và phát triển đội ngũ CBQL.

1.6.2. Xu thế hội nhập, bối cảnh toàn cầu hoá

Trong thời kì phát triển của thế kỷ 21 gắn với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của đối tượng quản lý là nguyên nhân cơ bản làm tăng vai trò của các quan hệ tổ chức nói chung. Nhìn chung, công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL các trường THCS nói riêng phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào trình độ của nền kinh tế, trình độ phát triển của xã hội v.v. Từ sự tác động của các mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những sản phẩm, những “nhân cách – sức lao động” đáp ứng được sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ và những vấn đề thực

tiễn của cuộc sống hiện tại và tương lai. Từ sự ảnh hưởng đó, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS theo chuẩn hóa cũng chịu sự tác động của nhiều nhóm nhân tố. Có thể đề cập đến các nhóm nhân tố sau:

Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm những thay đổi của đối tượng quản lý: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ, của tiến bộ kỹ thuật, sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho công tác quản lý trong ngành giáo dục cũng có sự thay đổi đáng kể.Trình độ phát triển của quan hệ sở hữu. Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý phải thay đổi các phương pháp quản lý, điều hành và triển khai các nhiệm vụ quản lý trong nhà trường...

Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm những biến đổi trong lĩnh vực hoạt động quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý, công cụ quản lý:

- Cơ chế quản lý kinh tế - xã hội; Quan hệ giữa tập trung thống nhất và phân cấp quản lý;- Dân chủ hóa công tác quản lý, các hoạt động trong các nhà trường; Quan hệ quản lý giữa các ngành, giữa các huyện trong tỉnh v.v. Cơ sở kỹ thuật của hoạt động quản lý và trình độ của CBQL ở các nhà trường THCS, của đội ngũ làm công tác cán bộ ở huyện.

Nhóm nhân tố thứ ba gồm thiết chế, thể chế chính trị, xã hội và tổ chức Nhà nước, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoa ̣n. Trong đó, yếu tố rất quan tro ̣ng đó là chính sách phát triển GD-ĐT, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ, chính sách đầu tư và hàng loạt các chính sách khác. Chúng ta có thể đề cập đến một số chính sách cơ bản có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành giáo dục nói chung và của công tác phát triển đội ngũ CBQL cấp THCS với các yếu tố như chính sách phát triển GD&ĐT của quốc gia; chính sách đầu tư cho phát triển GD&ĐT; cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ CBQL....

Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy đầu tư cho GD-ĐT mà nòng cốt là đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là một trong những giải pháp khôn ngoan nhất trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Ở Việt Namtrong quá trình đổi mới sự nghiê ̣p giáo dục, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu công (tức là chi tiêu từ ngân sách) và GDP không ngừng tăng lên. Tỷ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục năm 2012 là 5800 tỉ đồng, tăng 5,4% so

với năm 2011. Năm 2010 đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 20% (nguồn: Vụ kế hoạch và

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)