Công tác phát triển đội ngũ CBQLGD trường THCS có tính chất quyết định đối với sự ổn định và phát triển của mỗi nhà trường THCS ở từng địa phương. Vì đây là công tác đối với con người nên trong quá trình sử dụng cán bộ, dù dưới hình thức nào, các cán bộ tổ chức bộ phận hay người lãnh đạo đều ít nhiều chịu sự tác động của hàng loạt những yếu tố tâm lý xã hội của địa phương và những“ sức ép” khác nhau thường dẫn đến kết quả là xa rời nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức cán bộ: Mục tiêu – Tổ chức – Con người.
Sự ảnh hưởng trước tiên đến công tác lựa chọn cán bộ là ảnh hưởng của giá trị “thân quen”. Trong truyền thống, giá trị thân quen có ảnh hướng không nhỏ đến con người Việt Nam.
Trong xã hội phong kiến đã diễn ra hiện tượng “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Những mối liên hệ về dòng tộc, làng xã, đồng hương hay “cùng hội,cùng thuyền”; “con ông, cháu cha” là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của con người khi lựa chọn cán bộ.
Gắn liền với “thân quen - quan hệ tốt” là “chủ quan duy tình”, “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Trên thực tế, khi giải quyết vấn đề gì người ta thường nhấn mạnh đến sự kết hợp hài hòa, đúng đắn giữa lý và tình; song không phải lúc nào cũng đảm bảo được nguyên tắc ấy. Tuy nhiên, trong những tình huống cụ thể, đôi khi vì tình cảm thân quen, vì“chủ nghĩa địa phương” mà dẫn đến hiện tượng tình cảm lấn át lý trí, “ phép vua thua lệ làng ” hay coi thường luật pháp. Vì vậy, không hiếm trường hợp thân quen mà người ta bầu nhau, bổ nhiệm nhau chứ không dựa trên các tiêu chuẩn đức và tài của người được lựa chọn [25].
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố tâm lý này. Người nhắc nhở cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cần tránh:
(1) Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài.
(2) Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.
(3) Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình.
Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến công tác cán bô ̣ đó là quan niệm như là thói quen ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức mỗi người kể cả trong ngành cũng như ngoài ngành giáo dục; và vô hình dung tạo nên một“sức ép tâm lý” có tính tự thân. Người ta thấy khó chấp nhận, cho là việc không bình thường khi một CBQL ở một nhà trường lại chuyển sang làm GV, hay chuyển từ HT sang làm phó HT. Nguyên tắc có lên có xuống; có bổ nhiệm, có miễn nhiệm cán bộ trong một chừng mực nào đó vẫn khó được chấp nhận không chỉ đối với bản thân người CBQL mà còn cả với những người làm công tác tổ chức và dư luận tập thể. Dư luận tập thể, xã hội còn sai lệch trước hiện tượng một CBQL lại chuyển sang làm GV, phần lớn cho là bị kỷ luật, yếu kém.
Chủ nghĩa kinh nghiệm “sống lâu lên lão làng” cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc bố trí, lựa chọn cán bộ. Thâm niên và kinh nghiệm là rất cần thiết, song nó không tỉ lệ thuận với phẩm chất và năng lực của cán bộ, GV. Thực tiễn cho thấy vẫn còn hiện tượng khó chấp nhận một cán bộ, GV trẻ lại được bổ nhiệm vào cương vị quản lý một nhà trường mà ở đó có nhiều người tuổi cao, có bề dày kinh nghiệm và cống hiến. Việc bố trí cán bộ, GV ba thế hệ vẫn còn những khó khăn chưa giải quyết được. Cần khắc phục một số yếu tố tâm lý tiểu nông tiêu cực như: bon chen, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình; tâm lý tự do, tùy tiện, qua loa, đại khái, thiếu trách nhiệm, thiếu quyết đoán; trông chờ trong công tác sử dụng cán bộ. Đặc biệt cần khắc phục tâm lý cục bộ địa phương khi bố trí, sử dụng cán bộ [26]. Một yếu tố nữa có ảnh hưởng đến công tác lựa cho ̣n , bố trí CBQL trường THCS đó là tâm lý vị đồng tiền, dùng đồng tiền để chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ; mua bằng cấp, mua danh, bán tước.
Nhất là trong điều kiện, tác động của cơ chế thị trường và việc mở rộng các cơ chế, hình thức đào tạo hiện nay thì hiện tượng đua nhau đi học để có tấm bằng đáp ứng chuẩn để thăng quan tiến chức chứ không phải đi học là để nâng cao trình độ nhằm mục đích cống hiến vì sự nghiệp; trong quá trình học thì mua bằng cấp, mua điểm ngay trong quá trình học tập của các sinh viên, cán bộ ngay trong mỗi nhà trường, thậm chí mua trắng bằng cấp mà không cần tham gia học tập mà vẫn có được tấm bằng đáp ứng được yêu cầu chuẩn để chạy chức, chạy quyền...
Khắc phục các yếu tố ảnh hưởng trên cần có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, song trước mắt cần dân chủ, khách quan trong công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển CBQL, sớm xây dựng được cơ chế mới trong sử dụng cán bộ, sử dụng nhân tài đảm bảo tính khách quan, đúng quy trình.
Lựa chọn và sử dụng cán bộ có đạo đức, có năng lực đáp ứng với nhiệm vụ được giao vừa là một yêu cầu, vừa là một nguyên tắc sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “Bố trí và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn và sở trường. Đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm, thay thế kịp thời khi cần thiết. Xây dựng quy chế bầu cử có nhiệm kỳ, bổ nhiệm có thời hạn. Có chế độ cho cán bộ được từ chức hoặc rút chức để nhận công việc thích hợp.
Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, tuyển chọn nhân tài” [28].
Tiểu kết Chƣơng 1
Chương 1 đã đề cập đến các vấn đề về tổng quan nghiên cứu đề tài trong nước trên thế giới cũng như ở địa phương huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và một số đề tài nghiên cứu về phát triển đội ngũ ở các địa phương khác; đồng thời đã đề cập tới lý luận về quản lý, QLGD, đội ngũ CBQL, vị trí trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, chuẩn GV trung học phổ thông; chuẩn HT trường THCS với những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người HT trong thời kì phát triển và hội nhập của thế kỉ 21; PTNNL đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập toàn diện;
Chương 1 cũng đã đề cập về các nội dung phát triển đội ngũ HT theo chuẩn hóa cũng như làm rõ những tác động của chuẩn trong công tác phát triển đội ngũ HT; vai trò của Phòng giáo dục và đào tạo trong việc chuẩn hóa đội ngũ HT THCS với các nội dung như cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá HT theo chuẩn; công tác phổ biến, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ HT theo chuẩn cùng với việc triển khai, thực hiện đánh giá HT theo chuẩn và thể chế hóa chuẩn HT trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm và luôn chuyển HT; mối quan hệ giữa Phòng giáo dục và đào tạo với các cơ quan trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cũng đã đề cập được những tác động ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ HT theo chuẩn... Các vấn đề lý luận trên là cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các biện pháp có tính cấp thiết, có tính khả thi phát triển đội ngũ HT đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa trong giai đoạn thực tiễn hiện nay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Tình hình GD&ĐT huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
Lập Thạch là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang với dãy núi Tam Đảo kéo dài che chắn và dòng sông Phó Đáy bồi đắp. Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương cùng tỉnh. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường, phía Tây giáp huyện Sông Lô (được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Lập Thạch cũ kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2008) có dòng Sông Lô lịch sử bao bọc và tiếp giáp với thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
Huyện có diện tích 17.301,22 ha diện tích tự nhiên, dân số trên 12 vạn người, là vùng quê chiêm trũng, đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại rất khó khăn. Hiện có 20 đơn vị hành chính phụ thuộc là 18 xã: Bàn Giản, Bắc Bình, Đình Chu, Đồng Ích, Hợp Lý, Liên Hòa, Liễn Sơn, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Sơn Đông, Tiên Lữ, Thái Hòa, Triệu
Đề, Tử Du, Văn Quán, Vân Trục, Xuân Hòa, Xuân Lôi và 2 thị trấn: Thị trấn Lập Thạch, Thị trấn Hoa Sơn.
Do điều kiện địa lý, Lập Thạch luôn phải chịu ảnh hưởng của thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, không chủ động được về tưới tiêu. Mặt khác, nhiều năm trước đây, giao thông Lập Thạch bị cách trở bởi dãy núi Tam Đảo và hai con sông là sông Lô và sông Phó Đáy nên rất khó trong việc giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, kinh tế Lập Thạch đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trọng nông nghiệp. Năm 2012: tổng sản lượng lương thực của huyện đạt 40.483,3 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 24 triệu đồng/ năm, tăng 3 triệu đồng so với năm 2011. Hệ thống dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được tăng cường nhất là hệ thống giao thông, trường học, trụ sở trạm y tế…
Trong năm 2013 và những năm tiếp theo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010-2015 huyện đã và đang phấn đấu và hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH mà Đại hội đã đề ra: Nhịp độ tăng tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt 16% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/ năm, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 16,3%. Về giáo dục có 100% trường mầm non và tiểu học, 80 % trường THCS đạt Chuẩn quốc gia. Giữ vững kết quả và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, giữ gìn trật tự an ninh xã hội để xây dựng huyện Lập Thạch ngày một văn minh giàu đẹp.
2.1.2. Tình hìnhgiáo dục và đào tạo huyện Lập Thạch
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của huyện đã đạt được một số kết quả khá toàn diện. Cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư xây dựng ngày một khang trang, hiện đại. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được quan tâm đầu tư. Đội ngũ CBQL, GV ngày càng ổn định cả về số lượng và chất lượng. Quy mô trường lớp phù hợp và ổn định, chất lượng giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt, học lực khá giỏi thay đổi theo hướng
tích cực, chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi ngày một tăng.
Xếp loại hạnh kiểm cuối năm học 2012-2013:
Bảng 2.1 Tỉ lệ xếp loại chất lượng giáo dục hai mặt năm học 2012 – 2013
Bậc học
Chất lượng giáo dục đạo đức ( tính theo tỉ lệ %)
Chất lượng giáo dục văn hóa ( tính theo tỉ lệ %)
Tốt Khá T.bình Yếu Giỏi Khá T.bình Yếu Kém
Mầm non 98,0 100
Tiểu học 100 30,8 39,7 28,0 1,5
THCS 77,62 19,65 2,72 0,02 9,66 41,58 44,55 4,22
(Nguồn: B/C tổng kết năm học 2012-2013 của Phòng GD&ĐT huyện)
- Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2012-2013
+ Thi giao lưu HS giỏi lớp 5 cấp tỉnh đạt 118 giải (11 giải nhất; 36 giải nhì; 52 giải ba; 19 giải KK); Thi Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp tỉnh có 01 em đạt giải Thám hoa;Thi Olympic Tiếng Anh qua mạng Internet cấp tỉnh đạt 02 giải ba, 02 giải khuyến khích.; Thi Olympic giải Toán qua mạng Internet cấp tỉnh đạt 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 06 giải KK.
- Về thi GV dạy giỏi
+ Có 7 GV mầm non dự thi làm đồ dùng, đồ chơi cho học sinh cấp tỉnh, đạt 2 giải Nhất, 05 giải Nhì, xếp thứ 2 toàn đoàn trong tổng số 9 huyện thịtham gia; Thi GV giỏi cấp tỉnh khối THCS định kỳ 2 năm một lần đạt 22 giải.
- Về xây dựng Trường chuẩn quốc gia
Tổng số trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia tính đến hết năm học 2012-2013: Mầm non có 18/23 = 78,26%, Tiểu học có 21/25 = 84% và Trung học cơ sở có 12/21 = 57,14% được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.
- Về công tác phổ cập giáo dục
+ Huyện Lập Thạch đã được tỉnh công nhận đạt phổ cập mẫu giáo cho trẻ em 5 tuổi tại thời điểm tháng 5/2012; Phổ cập giáo dục Tiểu học: 13/20 xã, Phổ cập giáo dục THCS: 20/20 xã, thị trấn duy trì đạt phổ cập giáo dục THCS từ năm 2002 đến nay.
+ Toàn huyện có 69 trường. Trong đó có 23 trường Mầm non với tổng số 237 lớp mẫu giáo với 6440 học sinh và 54 nhóm trẻ tập thể với 902 cháu; 25 trường Tiểu học có tổng số 378 lớp với 8974 học sinh.; 21 trường Trung học cơ sở có tổng số 211 lớp với 6398 học sinh.
+ Mạng lưới trường lớp, học sinh ổn định phát triển phù hợp với thực tế ở huyện, từng địa phương; Ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc qui hoạch lại mạng lưới trường lớp phù hợp với thực tế của huyện nhà.
Bảng 2.2 Đội ngũ CBQLcác bậc học năm học 2012 – 2013 Bậc học HT PHT Thạc sĩ ĐH CĐ T.cấp TCCT Trên chuẩn Tỉ lệ Mầm non 23 44 1 32 22 12 25 55/67 82,1 Tiểu học 25 48 1 64 8 46 73/73 100 THCS 20 31 3 40 8 42 43/51 84,3
(Nguồn báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013 phòng GD&ĐT Lập Thạch) Hệ thốngQLGD của huyện bao gồm: UBND huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về phát triển giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục trên địa bản huyện. Phòng GD&ĐT thực hiện công tác tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn xã.
- Nguồn lực phát triển giáo dục
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh và toàn diện về mọi mặt của tỉnh Vĩnh Phúc, kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch cũng có sự chuyển dịch thay đổi mạnh mẽ, cùng với đó các nguồn lực về tài chính, con người đầu tư cho giáo dục được quan tâm hơn lúc nào hết, trong những năm qua ngân sách đầu tư cho phát triển giáo dục
không ngừng tăng lên, công tác xã hội hóa giáo dục được tuyên truyền triển khai và thực hiện ngày càng hiệu quả. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý của đội ngũ cán bộ, viên chức giáo dục được nâng lên. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư nâng cấp.Tuy nhiên các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhìn