Xây dựng tấm điển gương CBQL điển hình, nhân rộng điển hìnhQL trên địa

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 103)

bàn

Lí do đề xuất biện pháp

quy định trong chuẩn thì thấy cần thiết phải có sự tác động lẫn nhau của chính chủ thể các đồng chí HT trong quá trình QL. Vì vậy việc phòng giáo dục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình QL giỏi đáp ứng được các yêu cầu, quy định theo chuẩn sẽ có tác dụng thúc đẩy đến các đối tượng HT còn lại để họ có ý thức, tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc và hướng quá trình QL theo chuẩn

3.3.4.1. Ý nghĩa của biện pháp

Theo lí thuyết tạo động lực thì người quản lý phải tạo ra môi trường để mỗi thành viên cống hiến tận lực khả năng của họ. Phải biết thu hút cấp QL tham gia toàn diện vào những lĩnh vực quan trọng, không ngừng mở rộng, tăng cường tính tự học, tự sáng tạo và tự chủ tự chịu trách nhiệm cho HT và đội ngũ CBQL các trường THCS. Để thực hiện được ý tưởng đó phải tạo được môi trường trọng điểm, có ảnh hưởng lớn trong quá trình QL, tạo điều kiện cho việc phát triển đội ngũ HT mà trong đó việc xác định, lựa chọn đội ngũ HT nòng cốt làm động lực thúc đẩy là hết sức quan trọng.

3.3.4.2. Nội dung thực hiện

Việc xây dựng và nhân rộng các điển hình QL, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho đội ngũ HT trường THCS phát triển là việc làm cần thiết của các cấp QLGD mà trực tiếp là phòng giáo dục và đào tạo. Để đội ngũ HT trường THCS có thêm kinh nghiệm, năng lực QL đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa thì phòng giáo dục và đào tạo tham mưu với huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện kịp thời có các chính sách đãi ngộ, thu hút đối với CBQL theo quy định của nhà nước là rất quan trọng, cần thiết và phù hợp trong điều kiện hiện nay trong đó cần chú ý đến chính sách đầu tư trường trọng điểm, trường chất lượng cao, xây dựng câc mô hình, điển hình QL giỏi. Việc thực hiện chương trình đầu tư các HT trường THCS phải được thực hiện thường xuyên, diễn ra đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ và được sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành thì mới phát huy được tác dụng lan tỏa và thúc đẩy thực sự.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu với UBND huyện, Sở GD&ĐT có kế hoạch triển khai kịp thời tới toàn thể đội ngũ CBQL bậc trung học phổ thông và trung

đối tượng tham gia đánh giá HT theo chuẩn.Từng bước xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút thích hợp đối với đội ngũ CBQL giỏi,QL hiệu quả, đạt được các tiêu chuẩn về năng lực QL đồng thời triển khai nhân rộng các điển hình QL tốt,QL hiệu quả đến toàn thể các đối tượng QL thông qua các hoạt động chuyên đề, các hội thảo về kinh nghiệm QL trường học đạt chuẩn, đồng thời Sở giáo dục tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh để có định hướng chỉ đạo, đầu tư cho các trường có chất lượng cao, chất lượng ổn định. phòng giáo dục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ QLGD đạt chuẩn, quan tâm tới các trường, các vùng có đều kiện KT-XH khó khăn, giáo dục các đối tượng đặc biệt.Chính điều này giúp cho các nhà lãnh đạo có thời gian để tập trung vào các công việc mang tính kế hoạch, chiến lược, kiểm soát được các hoạt động, thu hút nguồn lực và giải quyết được những vấn đề quan trọng về con người. Đây cũng chính là thể hiện sự tin tưởng của các cấp QL đối với nhà QL.

Phòng GD&ĐT cần quan tâm thực hiện các chính sách đãi ngộ, bảo đảm chế độ chính sách đối với đội ngũ HT trường THCS, đặc biệt đối với các trường ở vùng có nhiều khó khăn. Vận dụng linh hoạt các chính sách của nhà nước, của ngành, của địa phương để hỗ trợ chia sẻ những khó khăn với đội ngũ HT đang công tác ở các trường còn nhiều khó khăn về CSVC

Để phát huy năng lực, đồng thời tạo điều kiện cho HT hoàn thành được các mục tiêu đề ra, trong công tác QLGD, Phòng giáo dục cần phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện và cơ hội tốt, đặt họ vào môi trường thuận lợi, chế độ chính sách rõ ràng, khuyến khích động viên kịp thời, đặc biệt làm tốt một số vấn đề: * Động viên và có chế độ thoả đáng để khuyến khích HT tự học nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, quan tâm đội ngũ HT có nhiều cống hiến, HT trẻ, HT có triển vọng phát triển tốt định hướng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực QL theo chuẩn. * Đầu tư CSVC, thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa

CSVC, thiết bị trường học của huyện hiện nay nhiều trường THCS chưa đáp ứng với sự phát triển giáo dục, do đó UBND huyện, Phòng GD&ĐT cần tập trung:

+ Tăng cường xây dựng CSVC, phòng học, phòng chức năng theo hướng kiên cố hoá, cao tầng hoá xây dựng phòng học chuẩn hóa về điều kiện cơ sở vật chất trường học + Từng bước hiện đại hóa, đồng bộ hoá, các phương tiện quản lý, thiết bị phục vụ, giảng dạy và học tập. Một số trường có điều kiện thuận lợi như các trường trọng điểm cần tăng thêm trang thiết bị dạy học như máy vi tính, phòng dạy âm nhạc, mỹ thuật. + Huyện cần có chính sách quy hoạch, mở rộng diện tích đất trường học, đảm bảo chuẩn quy định diện tích bình quân tối thiểu/1 học sinh của Bộ GD&ĐT.

Để động viên đội ngũ HT các trường THCS khẳng định được năng lực QL toàn diện theo chuẩn, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm đổi mới, hoàn thiện chính sách đãi ngộ, thu hút, nhân rộng các điển hình tiên tiến, điển hình QL giỏi theo định kì hàng năm học và có chính sách động viên CBQL học tập nâng cao trình độ , nang lực QL để ngày càng có nhiều CBQL giỏi,QL đáp ứng tốt các yêu cầu của chuẩn hóa.:

+ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng:

Có chế độ, chính sách thoả đáng đối với CBQL trong việc học tập, nghiên cứu. Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí đào tạo trong đội ngũ HT và số phó HT nằm trong quy hoạch. Nên giải quyết 100% tiền tài liệu và học phí. Đồng thời nên dành một phần trong quỹ khuyến học hỗ trợ cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL, HT.

Tăng cường công tác quản lý thông tin, trang bị các phương tiện phục vụ công tác quản lý thông tin. Ngành GD-ĐT và địa phương nên tạo mọi điều kiện nhất là kinh phí tổ chức cho đội ngũ CBQL được tham quan học tập các điển hình tiên tiến ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là ở nước ngoài.

+ Chính sách sử dụng:

Phòng GD&ĐT cần tham mưu với UBND huyê ̣n, Sở Nội vụ tăng cường trao quyền tự chủ cho phòng giáo dục trong công tác bổ nhiệm HT để chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT theo chuẩn hóa.Thường xuyên xem xét cơ cấu đội ngũ CBQL để đảm bảo sự cân đối giữa các loại cán bộ (về giới, độ tuổi v.v.) xây dựng các chính sách ưu tiên đối với CBQL nữ, CBQL các trường khó khăn, tăng cường cán bộ trẻ để đảm bảo tính

trí, sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu với sở trường, nguyện vọng của đội ngũ CBQL.

+ Chính sách bảo vệ lợi ích vật chất, tinh thần:

Huyện nên có chế độ thi đua khen thưởng đối với CBQL có thành tích xuất sắc. Theo quy định của quỹ khuyến học của huyện chỉ có khen thưởng GV và học sinh có thành tích xuất sắc, chưa có quy định khen thưởng CBQL. Đề nghị Hội khuyến học bổ sung việc khen thưởng CBQL đồng thời khen thưởng GV, học sinh.

3.3.4.3.Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Điển hình là biểu hiện có tính tiêu biểu nhất, bộc lộ rõ bản chất của một nhóm hiện tượng, đối tượng. Điển hình HT giỏi xuất hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động thực tiễn, trong các phong trào thi đua ở các trường học. Xây dựng và nhân rộng điển hình trong quản lý trường học nhằm giúp cho đội ngũ HT quan tâm đúc rút kinh nghiệm để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ngày càng đáp ứng với các chuẩn mực QL được quy định trong chuẩn.

Xây dựng và nhân rộng các điển hình người HT giỏi là việc làm thường xuyên của Phòng Giáo dục và Đào tạo nhằm cung cấp thêm những thông tin về quản lý, sự vận dụng sáng tạo trong việc thực hiện các mục tiêu. Muốn đạt được hiệu qủa cao không chỉ có sự nỗ lực của đội ngũ HT các trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo mà cần có sự hỗ trợ tích cực của Sở GD&ĐT và ủy ban nhân dân huyện.

* Bồi dưỡng đội ngũ HT nòng cốt:

Việc bồi dưỡng HT các trường THCS trở thành HT nòng cốt, đầu đàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng giáo dục huyện Lập Thạch hiện nay. Từ đó có nhiều HT đạt năng lực nghề nghiệp ở mức độ cao, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực QL vững vàng ở các nhà trường. Nó đóng vai trò quan trọng nâng cao bồi dưỡng cho đồng nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của các nhà trường.

Phân tích để đội ngũ HT nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng HT theo quan điểm chuẩn hóa.Xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng đội ngũ HT theo quan điểm chuẩn hóa để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tổ chức đa dạng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ HT:

+ Động viên HT đi học sau đại học để đạt trên chuẩn.

+ Bồi dưỡng do Sở GD&ĐT tổ chức theo nội dung như bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thay sách giáo khoa; bồi dưỡng theo nội dung đánh giá trường học; đánh giá HT theo chuẩn… với hình thực tập trung toàn Sở, toàn phòng hoặc theo cụm trường; tổ chức Hội thi CBQL giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

+ Động viên, khích lệ HT tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu là phương pháp bồi dưỡng thiết thực và đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với việc phát hiện và bồi dưỡng HT giỏi:

+ Phát hiện HT giỏi thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội thảo, Hội thi HT giỏi và thông qua kết quả QL của HT, HT giỏi có khả năng xuất hiện nhiều trong hai nhóm: Nhóm HT đã qua giảng dạy, QL nhiều năm, có trình độ đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, số HT này có kinh nghiệm giảng dạy, QL vững vàng, có uy tín trong đội ngũ HT, có phẩm chất tốt; Nhóm HT mới bổ nhiệm có trình độ đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, số HT này tuy có thời gian giảng dạy, QL ngắn nhưng sớm bộc lộ chuyên môn sâu, sắc sảo trong nghiên cứu khoa học, QL, có năng lực tìm tòi sáng tạo, có trình độ ngoại ngữ và tin học, nhanh nhạy và thích đổi mới.

+ Có kế hoạch bồi dưỡng năng lực cần thiết như: kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng nghiên cứu khoa học, kiến thức quản lý. + Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để họ có điều kiện học tập, nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.

3.3.4.4.Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Phòng giáo dục nên xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng HT với các hành động cụ thể, thiết thực; có các quy định cụ thể, rõ ràng về yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của

- Tạo điều kiện để cho HT đi học tập, nâng cao trình độ trên chuẩn và nâng cao trình độ QL, ngoài việc đảm bảo đúng các chế độ chính sách đối với người đi học, có thể tạo thêm các nguồn kinh phí khác hỗ trợ cho người đi và đề nghị cấp trên có chế độ đãi ngộ để động viên đội ngũ HT đi học nâng cao trình độ và năng lực QL. Xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường theo mô hình trường trọng điểm, xây dựng các mô hình QL giỏi,QL đạt hiệu quả cao để tăng tính lây lan, thúc đẩy chính đội ngũ HT phải không ngừng tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực QL để đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của người HT trong thời kì hội nhập và phát triển toàn diện

- Phòng giáo dục tiến hành xây dựng cụm mô hình các trường có chất lượng ổn định và lực lượng đội ngũ HT nòng cốt sẵn sàng chia sẻ các điều kiện, kinh nghiệm, tham gia tập huấn, bồi dưỡng cho dội ngũ HT về các năng lực QL theo chuẩn.

- Thực hiện xã hội hóa về động viên, thưởng những người có thành tích xuất sắc trong việc học tập, bồi dưỡng, đặc biệt là các HT tham gia học tập trên chuẩn.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp phải tiến hành một cách đồng bộ, xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện để lựa chọn các biện pháp phù hợp, có tính khoa học, khách quan đồng thời đảm bảo tính khả thi. Thực hiện những biện pháp nêu trên không chỉ là công việc của đội ngũ CBQL, của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, mà phải có sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức, đoàn thể có liên quan (Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ v.v.).

3.3.5. Khuyến khích, tạo điều kiện để CBQL tự bồi dưỡng đạt được đầy đủ các yêu cầu theo chuẩn

Lý do đề xuất biện pháp:

Chăm lo công tác bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ HT theo yêu cầu chuẩn hoá Thông qua việc kiểm tra đánh giá HT, các cấp quản lý phải có biện pháp chăm lo công tác bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ HT theo yêu cầu chuẩn hoá là biện pháp quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ HT trường THCS huyện Lập Thạch.

Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực cho đội ngũ HT và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu chuẩn hoá để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Phòng giáo dục tổ chức bồi dưỡng và khuyến khích HT tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho HT nhằm thiết thực phục vụ cho chính việc giảng dạy và QL của HT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Ở mỗi cụm trường xây dựng được HT nòng cốt của cấp học đảm đương được việc quản lý các hoạt động giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ HT, bồi dưỡng GV giỏi.

3.3.5.2.Nội dung của biện pháp:

- Việc bồi dưỡng đội ngũ HT và khuyến khích tự bồi dưỡng phải hướng tới chuẩn hoá theo quy định. Đó là yêu cầu bắt buộc người HT phải thực hiện hai nhiệm vụ song hành giảng dạy và QL. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụquản lí phải được tiến hành thường xuyên,liên tục, linh hoạt với các biện pháp đồng bộ; phải được quản lý, bồi dưỡng một cách khoa học, đảm bảo chặt chẽ các khâu của quá trình.

* Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ HT

- Bồi dưỡng trên chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ HT. Theo kế hoạch đến năm 2015,đội ngũ HT THCS huyện Lập Thạch có khoảng 40% HT có trình độ Thạc sĩ nhưng hiện tại tính cả các HT đang học cao học mới chỉ đạt khoảng 10%. Chính vì vậy, công tác động viên, khích lệ để HT học sau Đại học cho đội ngũ HT cần được các cấp QL đặc biệt chú trọng quan tâm, là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch bồi dưỡng của các trường và của ngành giáo dục.

- Chú ý bồi dưỡng nâng cao kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ HT để HT sử dụng trong giảng dạy,quản lí, khai thác và cập nhập thông tin trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QL...

* Bồi dưỡng năng lực QL để đội ngũ HT đạt đủ các yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp đối với HT THCS

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)