Thực trạng thể chế hoá chuẩn trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 75)

miễn nhiệm HT trường THCS

Với mức điểm trung bình chung 1,65 điểm và qua các nội dung trên, các ý kiến trả lời của các CBQL phòng giáo dục, CBQL các nhà trường đã cho thấy việc thể chế

hóa chuẩn trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luôn chuyển CBQL hàng năm vẫn chưa thực sự thiết thực và đi vào hiệu quả. Cùng với việc sử dụng kết quả đánh giá HT theo chuẩn thì việc thể chế hóa các tiêu chuẩn trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm và luôn chuyển CBQL là hết sức quan trọng. Đây là việc làm hết sức cần thiết, xong cũng như các nội dung trên thì việc thể chế hóa các tiêu chuẩn vẫn chưa được quan tâm thực sự. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sức ỳ của chính đội ngũ CBQL và hạn chế sự phát triển của sự nghiệp giáo dục huyện Lập Thạch.. Hơn thế nữa công tác xây dựng kế hoạch và quy trình, tiêu chuẩn bổ nhiệm HT dựa trên chuẩn HT, là rất cần thiết và cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần triển khai và làm ngay trong thời gian tiếp theo để chuẩn HT thực sự có vai trò thúc đẩy tích cực và hiệu quả trong quá trình phát triển đội ngũ HT các trường THCS ở huyện Lập Thạch. Bảng 2.21 cho chúng ta thấy rõ thực trạng trên.

Bảng 2.21.Thực trạng thể chế hoá chuẩn trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm HT trường THCS

STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC

MỨC ĐỘ Điểm trung bình Xếp thứ bậc Tốt (3đ) Khá (2đ) Trung bình (1đ) 1 Thể chế hoá chuẩn HT trong công tác quy

hoạchCBQL hàng năm, theo nhiệm kì, chu

kì 6 18 35 1,50 5

2 Xây dựng kế hoạch và quy trình, tiêu chuẩn

bổ nhiệm HT dựa trên chuẩn HT 9 20 30 1,64 3 3 Xác định nguồn nhân sự có đủ các tiêu chí,

tiêu chuẩn để, đào tạo, bồi dưỡng làm

nguồn bổ nhiệm 15 18 26 1,81 1

4 Thể chế hoá quy trình, xác định các nguồn minh chứng; điều kiện cần thiết trong việc

bổ nhiệmCBQL theo chuẩn 11 19 29 1,69 2

5 Thực hiện công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL trường THCS đúng các tiêu chuẩn

Biểu đồ 2.9.Thực trạng thể chế hoá chuẩn trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu

trưởng THCS 1,5 1,64 1,81 1,69 1,62 0 0,2 0,4 0,6 0,81 1,2 1,4 1,6 1,82 Thể chế hoá chuẩn HT trong công tác quy Xây dựng kế hoạch và quy trình, tiêu chuẩn bổ Xác định nguồn nhân sự có đủ các tiêu chí, tiêu Thể chế hoá quy trình, xác định các nguồn Thực hiện công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL trường Điểm trung bình 2.4. Đánh giá thực trạng 2.4.1. Ưu điểm

Qua các nội dung phân tích về thực trạng đội ngũ HT các trường THCS trong huyện Lập Thạch cho thấy: Công tác bồi dưỡng đội ngũ HT các nhà trường trong đó có các trường THCS đã được huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch, phòng giáo dục và đào tạo huyện Lập Thạch quan tâm thường xuyên; công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao về trình độ nhận thức, chính trị để đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ HT được tiến hành theo đúng quy trình về tổ chức; đội ngũ HT các trường THCS đều đạt trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên, trong đó có 83,2% đạt trình độ đào tạo trên chuẩn( có 01 đồng chí HT có trình độ thạc sĩ) và được quy hoạch đảm bảo về cơ cấu, tính vùng miền và đảm bảo đội ngũ được kiện toàn thường xuyên nên số lượng HT vẫn đảm bảo đủ theo định biên mỗi trường có 01 HT. Đội ngũ HT hầu hết là những người có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, hiểu biết về chương trình cấp học. Đây là đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình QL. Qua khảo sát công tác QL mô hình tốp 10 trường có chất

bình; 05 trường có chất lượng thuộc tốp chất lượng thấp của huyện thì thấy đội ngũ HT của 10 trường tốp đầu đã có quan điểm, tư tưởng QL cơ bản đã tiếp cận được với các tiêu chuẩn của chuẩn HT; đội ngũ HT các trường tốp giữa thì mới chỉ tiếp cận được một số tiêu chí cơ bản còn các HT của các trường thuộc tốp chất lượng thấp thì hầu như chưa tiếp cận được các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn HT trong quá trình QL.

2.4.2. Hạn chế

Tuy đã được các cấp QL quan tâm thường xuyên về công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyến môn nghiệp vụ QL, xong đội ngũ HT các trường THCS của huyện Lập Thạch vẫn không tránh khỏi các tồn tại, hạn chế, yếu kém về các mặt lãnh chỉ đạo và QL các hoạt động ở các cơ sở giáo dục. Đối chiếu kết quả điều tra, thăm dò thì trong các nội dung đánh giá đội ngũ HT theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn thì chỉ có tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp và lối sống, tác phong làm việc là đạt yêu cầu ở mức khá; trong đó còn có một số năng lực được đánh giá ở mức hạn chế thậm chí là rất hạn chế đó là năng lực sử dụng ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và yếu về tổ chức hoạt động tự đánh giá trường học. Bên cạnh đó hầu hết đội ngũ HT trường THCS còn mới chỉ đạt mức độ trung bình thậm chí có những tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định, đánh giá chất lượng HT thì đội ngũ hiệu trường còn đạt ở mức độ yếu, thậm chí là rất yếu.

2.4.3. Nguyên nhân

Thực trạng đội ngũ HT các trường THCS huyện Lập Thạch cơ bản có đầy đủ các yếu tố hội tụ sứng đáng được bổ nhiệm, đề bạt bởi hầu hết họ đều trưởng thành từ GV giỏi, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của địa phương xong đội ngũ HT THCS vẫn con không ít hạn chê trong quá trình thực hiện nhiệm vụQL tại các nhà trường. Việc đội ngũ vẫn còn những hạn chế nói trên phải kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:

Nguyên nhân khách quan

quan tâm; nguồn nhân sự đưa vào quy hoạch còn hạn chế về tính công khai và đặc biệt là công tác triển khai đánh giá xếp loại HT hàng năm theo quy chuẩn chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có tác dụng thúc đẩy các cá nhân HT trong việc tự bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu của chuẩn.Vai trò của phòng giáo dục trong công tác bổ nhiệm CBQLchưa thực sự được giao quyền chủ động mà vẫn chỉ dừng lại ở góc độ tham mưu nên việc bổ nhiệm CBQLcó những trường hợp chưa thực sự sát với tình hình thực tiễn bởi cơ chế QL và phối hợp của các cơ quan chức năng đặc biệt là ủy ban nhân dân huyện, phòng nội vụ huyện còn mang tính chi phối rất lớn trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm( hầu như là mang tính quyết định).

Công tác triển khai các nội dung của chuẩn tuy có triển khai theo kế hoạch xong vai trò của chuẩn HT vẫn chưa được quan tâm một cách thiết thực; việc triển khai đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm HT chưa được thực hiện đúng, đầy đủ theo quy trình đánh giá

Nguyên nhân chủ quan thì thuộc về chính đội ngũ HT các trường THCS. Ở đây phải nói đến tinh thần tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ HT theo chuẩn còn rất hạn chế bởi đội ngũ HT chưa thấy hết ích lợi và tác dụng của chuẩn trong việc phát triển đối với bản thân và trong quá trình QL ở các cơ sở giáo dục. Mặt khác khi được cử đi đào tạo,bồi dưỡng thì lại ngại khó, ngại vất vả, không muốn đi xa( phổ biến ở các đồng chí HT có tuổi), du đẩy cho hiệu phó đi thay vì thế mà việc thực hiện các nội dung, quy trình QL theo chuẩn của chính đội ngũ HT còn nhiều hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã đề cập và đi sâu vào phân tích các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lập Thạch trong đó đi vào điều tra, phân tích và làm rõ về tình hình phát triển của sự nghiệp giáo dục huyện Lập Thạch trong những năm gần đây về quy mô phát triển trường lớp trong năm năm trở lại đây; quy mô phát triển đội ngũ cũng như chất lượng giáo dục hai mặt của các cấp học, bậc học trong đó đi sâu phân tích về chất lượng giáo dục của bậc trung học cơ sở trong năm học 2012 – 2013. Đồng thời trong

các trường THCS trong toàn huyện Lập Thạch với các nội dung phân tích về các điều kiện năng lực trình độ đào tạo, lứa tuổi, giới tính cũng như phân tích rõ điểm mạnh, điểm hạn chế của đội ngũ HT các trường THCS trong toàn huyện. Cùng với việc tìm hiểu, phân tích về các điểm mạnh, điểm hạn chế về tâm lý lứa tuổi trong chương 2 đặc biệt đi sâu vào phân tích và đánh giá các nội dung hoạt động thực tiễn của Phòng giáo dục huyện Lập thạch về công tác triển khai các nội dung; việc cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá HT theo chuẩn cũng như việc triển khai và tổ chức tập huấn về đánh giá HT theo chuẩn sau mỗi năm học và cũng thu thập ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục, đội ngũ HT, phó HT về việc trao quyền tự chủ cho phòng giáo dục trong công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, bổ nhiệm, sử dụng, luôn chuyển thậm chí là miễn nhiệm HT theo quy định tại điều lệ trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học,

Với những hạn chế như đã phân tích cho thấy cần phải đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ HT trường THCS ở huyện Lập Thạch một cách phù hợp với định hướng lý luận, sát với thực tiễn và đặc biệt là phải sát thực với các nội dung của chuẩn HT. Có làm được như vậy thì chất lượng đội ngũ HT trường THCS ở huyện Lập Thạch sẽ có những bước phát triển đột biến đúng định hướng góp phần phát triển, nâng cao chất lượng sự nghiệp giáo dục ở địa phương huyện Lập Thạch.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƢỚNG CHUẨN HOÁ Ở HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH

VĨNH PHÚC 3.1. Những định hƣớng để xây dựng các biện pháp

3.1.1. Những định hướng mang tính pháp lý

- Văn kiện đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI

Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XI đã định hướng:

…Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng ít nhất khoảng 35%; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; cải thiện chất lượng môi trường; chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng...[7]

Phát triển, nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chếQLGD, phát triển đội ngũ GV và CBQLGD, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ

Về văn hóa, xã hội

Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân.Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. [5]

Các đột phá chiến lược

(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

(2) Phát triển nhanh NNL, nhất là NNL chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển NNL với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.[6]

Phát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, .... Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển NNL theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập

chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội....

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục.

- Định hướng phát triển GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015

Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả NNL. Đẩy mạnh quá trình chuẩn hoá, hiện đại hoá, phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tạo sự

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)