Nghiêm túc đánh giá HT hàng năm theo chuẩn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 99)

Lý do đề xuất biện pháp:

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ HT theo chuẩn HT Trung học phổ thông, biểu dương gương CBQL hiệu quả, chấn chỉnh điều còn bất cập Công tác kiểm tra đánh giá chiếm vai trò quan trọng trong công tác quản lý. Công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện theo các tiêu chí của các tiêu chuẩn đã được cụ thể hóa đến đội ngũ cân bộ GV ở từng trường và diễn ra liên tục trong suốt quá trình quản lý nhằm điều chỉnh từng hoạt động cho phù hợp với mục tiêu của kế hoạch và tình hình thực tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao hiệu quả công việc. Thực tế cho thấy cần phải thực sự nghiêm túc đánh giá HT theo các tiêu chí, tiêu chuẩn đã được quy định trong chuẩn để giúp các HT dần khắc phục được các năng lực yếu kém còn vấp phải như đã phân tích trong chương 2 . Việc thực hiện đánh giá càng nghiêm túc, càng khách quan bao nhiêu thì sẽ nâng hiệu quả và tác dụng tích cực đối với các đồng chí HT trong quá trình thực hiện QL theo chuẩn lên bấy nhiêu.

3.3.3.1.Ý nghĩa của biện pháp:

Giúp lãnh đạo phòng giáo dục có thêm những thông tin đầy đủ hơn về đội ngũ HT để thấy được những mặt tích cực hoặc hạn chế về quy chế QL chuyên

uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh và khắc phục những hạn chế đó. Giúp cho lãnh đạo phòng giáo dục có cơ sở khoa học để xếp loại, phân loại HT, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hoặc điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giải quyết chế độ đối với HT không đáp ứng được yêu cầu về QL, nghiệp vụ. Giúp cho mỗi HT thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong từng tiêu chí để xác định hương hướng, có kế hoạch phấn đấu vươn lên để hoàn thiện bản thân và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp.

3.3.3.2.Nội dung thực hiện:

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá của HT theo quan điểm chuẩn hóa gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực nghề nghiệp, năng lực QL để đáp ứng được yêu cầu chung và phù hợp với tình hình của mỗi nhà trường với nội dung sau:

- Kiểm tra, đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống theo quy định của tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp. Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của HT thông qua hoạt động QL dạy học va tham gia giảng dạy tại nhà trường: Tổ chức cho GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy, học kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng đồ dùng dạy học, công nghệ thông tin vào trong QL, dạy học và một số kỹ năng khác.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của HT thông qua việc thực hiện quy chế chuyên môn: chương trình, nội dung, chuẩn kiến thức; giờ dạy trên lớp, giáo án và đồ dùng dạy học, giờ giấc ra vào lớp, thái độ giao tiếp với học sinh.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của HT thông qua kết quả học tập của học sinh: kiểm tra trên lớp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối học kỳ, chỉ tiêu lên lớp, chỉ tiêu tốt nghiệp… và lấy ý kiến của học sinh, GV với HT.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy thông qua hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

3.3.3.3.Cách thức thực hiện biện pháp:

Xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại HT được xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của phòng giáo dục, ủy ban nhân dân huyện. Phòng giáo dục và các nhà trường triển khai kế hoạch đến các tổ, nhóm chuyên môn, tổ chức

đoàn thể để các tổ, nhóm và tổ chức đoàn thể, mỗi HT nắm được nội dung,thời gian kiểm tra, đánh giá và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đó.

-Phòng giáo dục giao cho các tổ nghiệp vụ, bộ phận tổ chức cán bộ tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ báo cáo trưởng phòng.

Việc kiểm tra đánh giá chất lượng QL của HT có thể theo kế hoạch hoặc đột xuất thông qua các hoạt động:

+ Tổ chức định kỳ kiểm tra đinh kỳ hoặc đột xuất của Phòng giáo dục. + Thông qua hồ sơ, sổ sách, sổ theo dõi của các bộ phận chức năng QL. + Thông qua ý kiến nhận xét của đồng nghiệp và ý kiến của GV, học sinh.

+ Thông qua kiểm tra, đánh giá phải có nhận xét, đánh giá, kết luận, xếp loại đối với mỗi HT một cách chính xác, công bằng và dân chủ. Đồng thời làm tốt công tác khen thưởng để động viên, khuyến khích kịp thời những HT có nhiều thành tích trong giảng dạy, QL,... Mặt khác cần bồi dưỡng, rút kinh nghiệm, kiểm điểm hoặc xử lý đối với những HT không đạt yêu cầu.

+ Xây dựng quy trình thống nhất kiểm tra toàn diện HT thông qua 3 giai đoạn: * Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị, gồm các bước sau:

- Xác định mục đích đánh giá, xếp loại HT;

- Xây dựng căn cứ đánh giá, xếp loại phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động của HT theo chuẩn HT trung học;

- Lựa chọn cách thức đánh giá. Cần phối hợp giữa tự đánh giá của HT và của các cấp quản lý.

* Giai đoạn 2: Tổ chức đánh giá, xếp loại HT. Gồm các bước sau:

- HT tự đánh giá: Để việc tự đánh giá có hiệu quả, HT cần nắm vững mục đích yêu cầu, các căn cứ và tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở đó, đối chiếu với kết quả hoạt động trên các mặt của cá nhân, HT tự xếp loại cho chính mình.

- Tập thể hội đồng sư phạm đánh giá: Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của HT và kết quả thực hiện các nhiệm vụ QL, giáo dục và các mặt hoạt động khác của HT, hội đồng

đánh giá tiến hành đánh giá, xếp loại cho từng HT theo tiêu chí đánh giá chung của nhà trường.

- Phong giáo dục đánh giá: Dưới sự chủ trì của trưởng phòng giáo dục, sau khi xem xét một cách toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng HT và đánh giá của tập thể hội đồng sư phạm, sẽ quyết định việc đánh giá xếp loại. Những trường hợp đặc biệt cần đưa ra hội đồng thi đua xem xét kỹ lưỡng và quyết định, nếu cần thiết phải tiến hành biểu quyết thông qua hình thức xếp loại.

* Giai đoạn 3: Xử lí sau đánh giá xếp loại. Gồm các bước sau đây:

- Thông báo kết quả đánh giá xếp loại HT ngay sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chính thức. Đề ra yêu cầu đối với HT ở từng loại trình độ được đánh giá. Đối với các HT được xếp loại xuất sắc cần tiếp tục bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ HT đầu đàn kế cận; đối với số HT xếp loại Khá, Trung bình cần có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể để sau một thời gian có thể lên loại xuất sắc, Khá; đối với HT xếp loại yếu cần tạo điều kiện cho họ học tập bồi dưỡng thêm, phân công HT xếp loại xuất sắc kèm cặp giúp đỡ, phân công công việc hợp lý,… sau một thời gian nếu không tiến bộ tiến hành sàng lọc sa thải, miễn nhiệm theo đúng luật định.

3.3.3.4.Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Thực hiện tốt công tác phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với các thành viên trong các nhà trường, phòng giáo dục. Phòng giáo dục, các hội đồng sư phạm, các đoàn thể phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong cả năm học và thông báo công khai để HT biết và chủ động thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phải thực hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa tập thể hội đồng sư phạm, các tổ chức đoàn thể , thanh tra nhân dân nhà trường dưới sự điều hành của Lãnh đạo phòng, tổ công tác trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ; việc kiểm tra hồ sơ theo quy định; kết quả QL và các hoạt động giáo dục của các nhà trưởng.

Đánh giá theo triết lí vì sự tiến bộ của cá nhân và sự phát triển của tổ chức. Các chủ thể đánh giá phải cổ vũ các thuộc cấp (đội ngũ CBQL trường THCS) tham gia toàn diện vào những công việc đánh giá, mở rộng tự định hướng, tự kiểm tra cho các đối tượng được đánh giá. Việc chia sẻ thông tin với những người được đánh giá và lôi cuốn họ tham gia những quyết định về đánh giá sẽ làm họ thoả mãn những nhu cầu cơ bản về sự công nhận và về tầm quan trọng của tính khách quan của công tác đánh giá.

+ Nội dung đánh giá :

Bám sát chức năng nhiệm vụ của một người CBQL trường THCS và việc thực hiện các vai trò của mình đối với hoạt động của một nhà trường. Nội dung đánh giá thông qua 2 mặt: Phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường THCS bao gồm 13 tiêu chí về phẩm chất và 15 tiêu chí về năng lực, cụ thể là:

Phẩm chất: Tác giả chia thành 2 nhóm: Nhóm phẩm chính trị và nhóm phẩm chất đạo đức và nhóm phẩm chất năng lực( Theo nội dung trong thông tư 29/2009) + Quy trình đánh giá : Thông thường nên thông qua các bước sau:

Thống nhất chuẩn đánh giá; Người được đánh giá tự đánh giá theo chuẩn;

- Đồng nghiệp đánh giá, cấp QL trực tiếp đánh giá; Dựa vào các nguồn thông tin trên Phòng GD&ĐT đưa ra quyết định đánh giá và thông báo kết quả đánh giá công khai. - Khi đánh giá cần tạo điều kiện cho người được đánh giá phản biện và phải “tâm phục, khẩu phục”. Việc đánh giá, xếp loại HT trường trung học cơ sở theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực của mỗi HT trong điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường, địa phương.

Việc đánh giá, xếp loại HT theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn được quy định của Thông tư.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa (Trang 99)