Trong thời kì phát triển của thế kỷ 21 gắn với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của đối tượng quản lý là nguyên nhân cơ bản làm tăng vai trò của các quan hệ tổ chức nói chung. Nhìn chung, công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL các trường THCS nói riêng phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào trình độ của nền kinh tế, trình độ phát triển của xã hội v.v. Từ sự tác động của các mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những sản phẩm, những “nhân cách – sức lao động” đáp ứng được sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ và những vấn đề thực
tiễn của cuộc sống hiện tại và tương lai. Từ sự ảnh hưởng đó, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS theo chuẩn hóa cũng chịu sự tác động của nhiều nhóm nhân tố. Có thể đề cập đến các nhóm nhân tố sau:
Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm những thay đổi của đối tượng quản lý: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ, của tiến bộ kỹ thuật, sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho công tác quản lý trong ngành giáo dục cũng có sự thay đổi đáng kể.Trình độ phát triển của quan hệ sở hữu. Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý phải thay đổi các phương pháp quản lý, điều hành và triển khai các nhiệm vụ quản lý trong nhà trường...
Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm những biến đổi trong lĩnh vực hoạt động quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý, công cụ quản lý:
- Cơ chế quản lý kinh tế - xã hội; Quan hệ giữa tập trung thống nhất và phân cấp quản lý;- Dân chủ hóa công tác quản lý, các hoạt động trong các nhà trường; Quan hệ quản lý giữa các ngành, giữa các huyện trong tỉnh v.v. Cơ sở kỹ thuật của hoạt động quản lý và trình độ của CBQL ở các nhà trường THCS, của đội ngũ làm công tác cán bộ ở huyện.
Nhóm nhân tố thứ ba gồm thiết chế, thể chế chính trị, xã hội và tổ chức Nhà nước, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoa ̣n. Trong đó, yếu tố rất quan tro ̣ng đó là chính sách phát triển GD-ĐT, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ, chính sách đầu tư và hàng loạt các chính sách khác. Chúng ta có thể đề cập đến một số chính sách cơ bản có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành giáo dục nói chung và của công tác phát triển đội ngũ CBQL cấp THCS với các yếu tố như chính sách phát triển GD&ĐT của quốc gia; chính sách đầu tư cho phát triển GD&ĐT; cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ CBQL....
Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy đầu tư cho GD-ĐT mà nòng cốt là đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là một trong những giải pháp khôn ngoan nhất trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Ở Việt Namtrong quá trình đổi mới sự nghiê ̣p giáo dục, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu công (tức là chi tiêu từ ngân sách) và GDP không ngừng tăng lên. Tỷ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục năm 2012 là 5800 tỉ đồng, tăng 5,4% so
với năm 2011. Năm 2010 đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 20% (nguồn: Vụ kế hoạch và Tài chính, Bô ̣ GD-ĐT) [6]. Do vậy để đội ngũ CBQLGD nói chung và cấp THCS nói riêng đủ về số lượng, đa ̣t chuẩn về chất lượng và đảm bảo về cơ cấu nhân lực ở các cấp bậc học giữa các vùng, miền của đất nước cũng như trong pha ̣m vi mô ̣t huyê ̣n đều bị ảnh hưởng của chính sách đầu tư cho giáo dục, cho nên nếu sử dụng chính sách đầu tư thích hợp có hiệu quả sẽ là nhân tố làm tăng cả về số lượng, nâng cao chất lượng CBQLGD .
Mặt khác, Phát triển đội ngũ CBQLGD cần phải có một cơ chế chính sách thích hợp bao gồm: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL v.v. Cơ chế chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ CBQL là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục nói chung ở mỗi một quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định. Xây dựng cơ chế chính sách trên cơ sở đặc điểm của mỗi vùng, mỗi địa phương phù hợp với thực trạng tình hình kinh tế - xã hội. Chẳng hạn việc bố trí, luân chuyển sắp xếp đội ngũ CBQL không căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn và những phẩm chất khác của mỗi người; không căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi của mỗi địa phương, khu vực, mỗi trường phổ thông về CBQL sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nơi đó,
Ở Việt Nam hiện nay Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt những chính sách như: chính sách cải cách tiền lương, Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg của Chính phủ về chế độ phụ cấp đối với GV đứng lớp; Nghị định số 35/2001/NĐ-CP về chế độ đãi ngộ đối với các nhà giáo công tác ở các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các trường chuyên biệt v.v. Ngoài ra nhà nước còn ban hành nhiều chính sách khác nhằm khuyến khích về tinh thần, đãi ngộ về vật chất đối với nhà giáo: phong các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; tặng kỷ niê ̣m chương vì sự nghiệp giáo dục; sinh viên sư phạm được miễn học phí, được cấp học bổng; các trường sư phạm được ưu tiên đầu tư về tài chính, đội ngũ v.v.
Bộ GD&ĐT đã ban hành tiêu chuẩn GV, CBQLGD ở ngành học, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho GV và CBQLGD ở các cấp theo chu kỳ ngắn hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ CBQLGD có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Cơ chế, chính sách sử dụng đội ngũ CBQLGD phải linh hoạt, hợp lý, đủ mạnh phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo được
động lực khuyến khích đội ngũ này nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Việc bố trí sắp xếp đội ngũ CBQLGD phải căn cứ vào năng lực, trình độ, phẩm chất khác phù hợp với đặc điểm từng vùng, địa phương ở trong mỗi thời kỳ phát triển KT-XH nhất định. Do vậy những vấn đề cần tập trung giải quyết cho công tác phát triển đội ngũ CBQLGD là phải có cơ chế chính sách thích hợp để đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp về cơ cấu đội ngũ sẽ là nhân tố tác động đến tình hình phát triển giáo dục của từng vùng, từng đi ̣a phương cũng như trên cả nước.