- Nguyên nhân từ phía Doanh nghiệp
3.2 Dự báo xu hướng phát triển thủ tục hải quan điện tử
Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại hoá toàn cầu đã tạo ra những thời cơ mới đồng thời đặt ra những yêu cầu cấp bách về đảm bảo an ninh xã hội, kinh tế, bảo vệ lợi ích quốc gia và cộng đồng trước các mối nguy cơ gắn liền với quá trình hội nhập như khủng bố, ma tuý, văn hoá phẩm độc hại,… Những yêu cầu về thực hiện cam kết quốc tế đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước về hải quan phải tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK, xuất nhập cảnh (XNC), đầu tư, du lịch. Việc tăng cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử để nâng cao năng lực quản lý cả về chất lượng và hiệu quả nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa sự tăng nhanh của khối lượng hàng hoá XNK, phương tiện, hành khách XNC trong những năm tới với đảm bảo quản lý Nhà nước về hải quan khi nguồn lực còn hạn chế là một tất yếu khách quan. Đến năm 2015, TTHQĐT dự báo phát triển theo xu hướng tích hợp hiện đại giảm bớt tối đa sự can thiệp của cán bộ công chức vào quyết định phân luồng tờ khai. Cũng theo đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử chiếm 70% tổng số doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan theo cả phương thức truyền thống và điện tử.
Dự báo đến năm 2015, Cục Hải quan Hà Nội phấn đấu đạt kết quả: - 100% CBCC được đào tạo chuẩn hoá theo chức danh công việc và ngạch công chức.
- 100% CBCC được đào tạo cơ bản và sử dụng được tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Trong đó, những CBCC có công việc tiếp xúc với khách nước ngoài hoặc yêu cầu nghiên cứu có trình độ ngoại ngữ giao tiếp; những CBCC trực tiếp làm việc với máy vi tính có khả năng khai thác, sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng CNTT.
- 100% CBCC được bồi dưỡng các kiến thức hội nhập, quản lý rủi ro, thông quan điện tử, các kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý Hải quan hiện đại.
- 100% Lãnh đạo các cấp được đào tạo cơ bản về quản lý Hải quan hiện đại, kỹ năng quản lý và điều hành hệ thống, có kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan, có trình độ lý luận chính trị.
- 100% đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thừa hành được đào tạo có kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực nghiệp vụ được phân công.
- 100% đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên sâu các lĩnh vực về nghiệp vụ hải quan, kiểm tra sau thông quan, trị giá tính thuế, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hoá, thu thập xử lý thông tin, kiểm soát chống buôn lậu, công nghệ thông tin.... được đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức, tập huấn các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực chuyên sâu, trong đó khoảng 10% được đào tạo nâng cao để hình thành đội ngũ chuyên gia của Cục.
- 100% đội ngũ nhân viên kỹ thuật vận hành máy soi hành lý, máy soi container, camera,... được đào tạo, trang bị kiến thức cần thiết để làm chủ kỹ thuật và vận hành sử dụng hiệu quả các máy móc, thiết bị.
- Tỷ lệ phúc tập hồ sơ tại các Chi cục Hải quan đạt 100%;
- Tỷ lệ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đạt 3% tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, trong đó 80% doanh nghiệp có trụ sở tại địa bàn và 20% doanh nghiệp có trụ sở tại địa phương khác.