Phát triển thủ tục hải quan điện tử hướng tới quản lý rủi ro có hiệu quả

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông quan điện tử của Cục Hải quan Hà Nội (Trang 76 - 78)

- Nguyên nhân từ phía Doanh nghiệp

3.1.3Phát triển thủ tục hải quan điện tử hướng tới quản lý rủi ro có hiệu quả

chẽ đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Cơ quan Hải quan hướng tới là cơ quan dịch vụ hành chính công có chất lượng cao.

- Hướng vào các vùng, địa bàn trọng tâm, trọng điểm để tập trung nguồn lực đầu tư hiện đại hoá nhằm đạt hiệu quả cao.

- Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó phát huy nội lực của ngành hải quan là chính kết hợp với nguồn lực của cộng đồng doanh nghiệp, các Bộ, ngành có liên quan và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.

- Hội nhập với các quy định và xem xét triển khai ứng dụng cơ chế một cửa ASEAN (ASEAN single window).

Đối với việc thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (được các nước thành viên trong khối ASEAN thông qua vào ngày 07/10/2003), cơ chế này yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện việc trao đổi thống nhất các tiêu chí thông tin quản lý giữa các quốc gia thành viên ASEAN, tiến tới sử dụng mẫu tờ khai chung ASEAN. Đó là cơ chế cho phép các bên tham gia vào thương mại và vận tải hàng hoá nộp các thông tin đã được chuẩn hoá và các hồ sơ tại một điểm tiếp nhận duy nhất để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh.

3.1.3 Phát triển thủ tục hải quan điện tử hướng tới quản lý rủi ro có hiệuquả quả

Một trong số những ứng dụng quản lý được coi là mới và có ý nghĩa then chốt đó là áp dụng "quản lý rủi ro". Trên thực tế, do khối lượng công

việc của Hải quan ngày càng nhiều, số lượng hàng hoá, phương tiện qua lại các cửa khẩu quốc gia và quốc tế ngày càng tăng nên việc áp dụng phương thức quản lý "rủi ro" là phù hợp, là mô hình quản lý tiên tiến phù hợp với xu thế chung. Trên thực tế, hải quan cũng như các cơ quan khác đều cần thiết phải quản lý được các rủi ro có liên quan tới lĩnh vực do mình quản lý như: chất lượng, xuất xứ, các miễn trừ… để từ đó làm cơ sở cho các phân tích, đánh giá, xử lý, giám sát và rà soát các rủi ro có thể ảnh hưởng tới mục tiêu quản lý. Quản lý rủi ro tốt chính là nền tảng để hoạt động hải quan hiệu quả. Qua nghiên cứu phương pháp quản lý của Hải quan các nước trên thế giới, nhận thấy rằng đa số Hải quan các nước bằng cách này hay cách khác, chính thức hoặc không chính thức đều áp dụng một số hình thức QLRR. Nhờ hoạt động tình báo, thu thập thông tin và kinh nghiệm, Hải quan từ lâu đã áp dụng các quy trình nhằm xác định các hoạt động gian lận để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình quản lý.

Chính vì vậy, xuất phát từ thực tiễn, ngành Hải quan đã xác định trọng tâm khi xác định phương pháp quản lý của mình dựa trên QLRR đó là: "Quản lý rủi ro của ngành Hải quan là quản lý khả năng các sự kiện hay hoạt động của các đối tượng thuộc phạm vi kiểm soát Hải quan diễn ra có thể cản trở ngành Hải quan hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình, là áp dụng một cách có hệ thống các quy trình để xác định, phân tích đánh giá và tiến hành các biện pháp kiểm soát đối phó lại với những rủi ro đó"

Quản lý rủi ro hiệu quả chính là trọng tâm của mô hình Hải quan hiện đại, nó cung cấp các phương tiện để đạt được sự cân bằng thích hợp giữa tạo thuận lợi thương mại và giám sát thực thi hải quan. Để QLRR hiệu quả, Hải quan phải có hiểu biết rõ ràng về bản chất của rủi ro để đạt được mục tiêu của mình, có kế hoạch thực hiện các biện pháp thực tế để giảm thiểu rủi ro đó. Cuối cùng cần phải có các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ triển khai và một kế hoạch triển khai khả thi phù hợp và thực hiện nhất quán tại tất cả các cấp chỉ đạo và thực hiện.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông quan điện tử của Cục Hải quan Hà Nội (Trang 76 - 78)