Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ Hải quan điện tử tại một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông quan điện tử của Cục Hải quan Hà Nội (Trang 45 - 48)

6. Cách thức phản hồi thông tin

1.6 Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ Hải quan điện tử tại một số nước trong khu vực

nước trong khu vực

Thực hiện HQĐT đã trở thành một tất yếu khách quan trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, thực hiện HQĐT là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là đối với một quốc gia có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị, nguồn tài chính và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế như Việt Nam. Để tránh khỏi những sai sót và đưa ra được mô hình Hải quan điện tử đúng đắn, phù hợp với điều kiện của Việt Nam thì việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới là điều rất cần thiết. Trong bài có tìm hiểu về kinh nghiệm của 3 quốc gia là: Hàn Quốc, Singapore, Malaysia; vì lý do: Hàn Quốc là quốc gia đi đầu ở Châu Á trong việc thực hiện toàn bộ các khâu nghiệp vụ của quy trình TTHQ bằng thủ tục HQ điện tử. Singapore là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện TTHQĐT và có hệ thống thông quan điện tử tương đối hoàn chỉnh ở tất cả các khâu. Và Malaysia là một quốc gia có những điểm chung nhất định về kinh tế - xã hội, không có sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển và đặc biệt là Malaysia đã có những bước tiến lớn trên lĩnh vực thực hiện khai báo HQ bằng điện tử trong những năm gần đây.

1.6.1 Hàn Quốc

Là một trong những nước có nền tảng công nghệ thông tin phát triển mạnh cũng như có tiềm lực lớn, hiện tại TTHQĐT được áp dụng trong toàn bộ các khâu nghiệp vụ của quy trình TTHQ tại Hàn Quốc. Việc quản lý và khai báo HQ của DN hoàn toàn được thực hiện bằng HQĐT, đồng thời áp dụng kỹ thuật QLRR được thực hiện trên hệ thống tự động hóa tập trung, phi giấy tờ (bao gồm khoảng 40 loại giấy tờ được điện tử hóa), đáp ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan HQ trong tất cả các khâu nghiệp vụ. Tại mỗi khâu

nghiệp vụ đều được phân chia thành các bộ phận chuyên trách thực hiện các bước công việc khác nhau nhằm đạt được các yêu cầu quản lý, cụ thể:

Tại khâu quản lý và giám sát trước hàng hoá: Bao gồm 03 nhóm thực hiện các công việc như: Kiểm tra thông tin Manifest trên máy tính, kiểm tra hàng hoá sử dụng máy soi và kiểm tra thực tế hàng hoá. Mục đích của khâu này là nhằm quản lý và giám sát trước hàng hoá trước khi DN khai báo, phát hiện kịp thời các hàng hoá nguy hiểm, các chất nổ, hàng hoá cấm,...

Tại khâu làm TTHQ đối với hàng NK: TTHQ tại đây hoàn toàn phi giấy tờ và do bộ phận làm thủ tục NK thực hiện. Tại khâu này cũng phân chia làm 03 nhóm đảm nhận các công việc chính là: Nhóm kiểm tra hồ sơ trên máy (chiếm khoảng 1/3), nhóm kiểm tra hàng hóa (chiếm khoảng 1/3), và nhóm làm nhiệm vụ khác. Về cơ bản, các lệnh thực hiện kiểm tra sẽ hoàn toàn do máy tính dựa vào phần mềm QLRR và hệ thống thông tin tình báo để phân luồng hàng hoá và xác định tỉ lệ bao nhiêu % những lô hàng phải tiến hành kiểm tra thực tế, chỉ những lô hàng nào phải tiến hành kiểm tra thực tế hoặc có vấn đề phải kiểm tra chi tiết thì cơ quan HQ mới yêu cầu chủ hàng xuất trình hồ sơ giấy và sau khi kiểm tra cơ quan HQ sẽ lưu lại những hồ sơ giấy đó, tất cả những lô hàng khác đều được thông quan tự động. Sau khi kiểm tra hệ thống yêu cầu DN nộp tiền thuế thông qua hệ thống e-banking (những DN có lịch sử chấp hành việc nộp thuế tốt được HQ cho phép nộp chậm sau 30 ngày) hoặc được phép nộp thuế hàng tháng.

TTHQ XK do một đội chuyên trách, độc lập với đội làm thủ tục hàng NK thực hiện. Người khai HQ thông qua VAN sẽ chuyển các thông tin khai báo đến cơ quan HQ, đối với những lô hàng cần phải có giấy phép thì hệ thống sẽ tự động yêu cầu các cơ quan có liên quan cấp phép cho lô hàng đó.

Kiểm tra sau thông quan chỉ áp dụng đối với lô hàng NK (chủ yếu liên quan đến áp mã và giá). Hệ thống sẽ dựa trên bộ tiêu chí QLRR đối với kiểm tra sau thông quan để lựa chọn lô hàng cần kiểm tra. Bộ phận về kiểm tra sau thông quan sẽ xem xét lô hàng cần kiểm tra dựa trên việc phân tích thông tin liên quan và đưa ra ý kiến của mình về kết quả kiểm tra sau thông quan.

Điều nổi bật mà ta có thể nhận thấy thông qua việc xem xét nghiên cứu quy trình TTHQĐT của Hàn Quốc đó là: Hoạt động QLRR được áp dụng vào tất cả các nghiệp vụ HQ. Điều đó được thể hiện cụ thể ở từng khâu, từng bước của quy trình nghiệp vụ. Tại khâu Giám sát hàng hóa đó là lựa chọn lô hàng cần kiểm tra trước khi DN khai báo. Tại khâu TTHQ NK đó là lựa chọn tờ khai NK để kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra hàng hóa. Tại khâu TTHQ XK là lựa chọn tờ khai XK để kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra hàng hóa. Tại khâu Kiểm tra sau thông quan đó là lựa chọn lô hàng để kiểm tra.

Toàn bộ hệ thống tự động hoá này của Hàn Quốc được xây dựng và vận hành theo mô hình tập trung. Toàn bộ hệ thống được vận hành tập trung tại 01 trung tâm xử lý dữ liệu đặt tại cơ quan HQ Trung ương Deajoon được vận hành 24/24h. Các địa điểm làm TTHQ (Customs House) kết nối với hệ thống thông qua mạng diện rộng và chạy chương trình tại trung tâm xử lý để thực hiện TTHQĐT. Hệ thống tự động hóa của HQ Hàn Quốc kết nối với đơn vị truyền nhận chứng từ điện tử (hay còn gọi là VAN) KT-NET để trao đổi chứng từ điện tử với các bên liên quan như người vận tải, giao nhận, ngân hàng, chủ hàng, kho ngoại quan, cơ quan quản lý nhà nước quản lý chuyên ngành để cấp giấy phép, cảnh sát, HQ các nước... Hệ thống được thiết kế dựa trên công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI (ứng dụng chuẩn UN/EDIFACT nhưng có sửa đổi lại cho phù hợp với yêu cầu đặc thù của HQ Hàn Quốc). Người khai HQ (chủ hàng/khai thuê) thông qua VAN thực hiện việc khai điện tử tới hệ thống HQ. Tại Hàn Quốc việc lựa chọn VAN dựa trên tiêu chuẩn do luật quy định. HQ, Hiệp hội DN tổ chức lựa chọn VAN dựa trên tiêu chí quy định tại luật.

Thông qua việc nghiên cứu TTHQĐT tại Hàn Quốc những kinh nghiệm mà ta cần nghiên cứu và xem xét đó là: 1/ Trong quá trình làm TTHQ, cần xem xét tách riêng bộ phận làm thủ tục XK và NK để chuyên môn hoá. 2/ Phải coi trọng hơn tới khâu giám sát hàng hoá trước khi khai HQ. 3/ Phải áp dụng đồng bộ kỹ thuật QLRR tại tất cả các khâu nghiệp vụ của quy trình, nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống. 4/ Sử dụng VAN là trung gian trong trao đổi chứng từ điện tử, điều này khiến cho các đầu mối phải

quản lý, bảo trì giảm xuống và được phân cấp. Phải chuẩn hoá VAN, điều này phải được thực hiện và có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan HQ và cộng đồng DN. 5/ Tổ chức mô hình hệ thống tự động theo mô hình tập trung thống nhất quản lý và nên đặt tại cấp Trung ương.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông quan điện tử của Cục Hải quan Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w