Chính sách quản lý gạo xuất khẩu bằng hạn ngạch

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 77)

III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực

7. Chính sách quản lý gạo xuất khẩu bằng hạn ngạch

Trong những năm gần đây có nhiều ý kiến cho rằng nên thay thế chính sách hạn ngạch xuất khẩu gạo mang nặng tính hành chính áp đặt như bấy lâu nay. Như ta cũng đã biết gạo là mặt hàng lương thực rất nhạy cảm đối với sự ổn định chính trị - xã hội trong nước. Do đó sự ổn định cung cầu trên thị trường nội địa đảm bảo an ninh lương thực là rất quan trọng. Vì vậy việc dùng hạn ngạch để kiểm soát, điều tiết lượng gạo xuất khẩu là hướng đi đúng nhằm

đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tác động của hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng là hạ giá thóc gạo ở thị trường nội địa khi khống chế lượng gạo xuất khẩu. Vấn đề tất yếu ở đây là cần dự đoán tương đối chính xác sản lượng thu hoạch thóc hàng năm để có thể giao hạn ngạch phù hợp với yêu cầu đảm bảo cân đối sát cung cầu gạo ở thị trường nội địa.

KẾT LUẬN

Gạo đã trở thành mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Khả nămg cạnh tranh trong xuất khẩu gạo, đặc biệt của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã được khẳng định bằng số liệu trong những năm gần đây. Để khai thác tiềm năng vốn có, cần có những giải pháp hợp lý, đúng hướng để tham gia vào thị trường thế giới trên cơ sở tận dụng các cơ hội, khắc phục các hạn chế và phát huy các lợi thế.

Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm gia các giải pháp mang tính khả thi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực. Trong ba chương trình bày chuyên đề đã giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn sau:

Chuyên đề đã đưa ra được cơ sở lý luận về khái niêm, vai trò an ninh lương thực và mối quan hệ giữa xuất khẩu gạo với việc đảm bảo an ninh lương thực. Khái niệm này đã làm thay đổi về cơ bản những nhận thức về việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong việc ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.

Chuyên đề cũng đã đề cập tới yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo. Trong đó đề cập một cách sâu sắc đến sự tác động của các yếu tố tự nhiên, sản xuất, lưu thông, dự trữ...

Chuyên đề cũng phán ánh được thực trạng xuất khẩu gạo và an ninh lương thực đề từ đó đưa ra được những giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu gạo nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực. Nhằm phát huy lợi thế, Nhà nước cần đề ra các chính sách mang tính vĩ mô giúp đất nước phát triển ổn định và bền vững.

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Sinh viên Dương Tiến Mạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2. Chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006-2020. 3. Chính sách lúa gạo của Việt Nam – GS Võ Tòng Xuân.

4. Công nghệ sau thu hoạch trong nông nghiệp Việt Nam - Thực trạng và triển vọng – GS.TS Lê Doãn Diên.

5. Marketing gạo - Nguyễn Đại

6. Kinh doanh gạo trên thế giới – Trung tâm thông tin - Bộ Công Thương.

7. Niên Giám Thống Kê 2010

8. Những dự báo lựa chọn chính sách xuất khẩu lương thực của Việt Nam - Bộ Công Thương.

9. Hướng bền vững để đảm bảo cung cấp lương thực –GS.TS Trần An Phong.

10. Tình hình lương thực và nông nghiệp – TS Phan Thị Mỹ Dung. 11. Thống kê nông, lâm, ngư nghiệp – Nhà xuất bản thống kê 2010.

Các trang web tham khảo:

1.http://www.moit.gov.vn/web/guest/chienluockehoach? timestamp=1303970527026

2. http://www.agroviet.gov.vn/Pages/home.aspx

3. http://www.gdsr.gov.vn/web/guest/home

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w