Đánh giá chung về an ninh lương thực 1 Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 50)

II. Thực trạng về xuất khẩu gạo của nước ta và an ninh lương thực 1 Thực trạng xuất khẩu gạo giai đoạn 2000-

4.Đánh giá chung về an ninh lương thực 1 Thành tựu và nguyên nhân

4.1 Thành tựu và nguyên nhân

4.1.1 Thành tựu

- Sản lượng lương thực tăng trưởng nhanh, không những đảm bảo được yêu cầu trong nước mà còn xuất khẩu một khối lượng lớn khoảng 5- 6 triệu tấn.

- Lưu thông lương thực được cải thiện, hệ thốn cung cấp dần dần được thay đổi, huy động được nhiều thành phần kinh tế tham gia giải quyết vấn đề lương thực, giảm dần đột biến giá nhất là lúc giáp hạt mất mùa.

- Đời sống nhân dân được cải thiện giảm dần tỷ lệ nghèo về lương thực ở người dân.

- Chính sách đổi mới trong nông nghiệp: Đó là chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

- Chính sách chuyển nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào HTX, tập thể… sang nền nông nghiệp nhiều thành phần

- Chính sách giao ruộng đất cho các hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài. Làm cho người nông dân có thể gắn bó với ruộng đất, vấn đề tập trung và tích tụ ruộng đất có điều kiện thuận lợi để phát triển

- Chính sách tín dụng nông nghiệp mở rộng diện hộ sản xuất vay vốn với nhiều phương thức vay để phát triển nông nghiệp

- Áp dụng thành tựu về khoa học kỹ thuật, sử dụng rộng rãi các giống lúa mới, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, khuyến khích sử dụng phân vi sinh…

- Nhà nước quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp.

4.2 Hạn chế và nguyên nhân

4.2.1 Hạn chế

- Thị trường trong nước còn bị cắt khúc do điều kiện tự nhiên, thị trường ngoài nước chưa ổn định, thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn bỏ trống.

- Tổn thất sau thu hoạch còn lớn, dự trữ và cơ chế quản lý dự trữ còn nhiều vướng mắc.

- Lao động không có việc làm ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt là khu vực nông thôn, thu nhập người nông dân còn thấp. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.

- Chưa có thông tin thật chính xác và tin cậy trong lĩnh vực an ninh lương thực nhất là yếu tố dự báo, giám sát mùa màng.

- Sản xuất lương thực còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và điều kiện kinh tế từng vùng.

- Thị trường trong nước còn chưa phát triển do điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa. Nhiều đối tượng lương thực chưa được quan tâm nghiên cứu để thỏa mãn ngày càng tốt hơn.

- Hệ thống chính sách an toàn lương thực chưa thật hoàn chỉnh. Cơ chế điều hành vĩ mô trong lĩnh vực lương thực chưa hoàn chỉnh, mạng lưới thông tin quản lý chậm được xây dựng nên thiếu các thông tin chính xác và kịp thời.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 50)