Định hướng phát triển sản xuất lương thực Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 55)

III. Mối quan hệ giữa xuất khẩu gạo và an ninh lương thực những năm gần đây

1.Định hướng phát triển sản xuất lương thực Việt Nam đến năm

1. Định hướng phát triển sản xuất lương thực Việt Nam đến năm2020 2020

1.1 Những quan điểm cơ bản trong định hướng sản xuất và xuấtkhẩu gạo của Việt Nam khẩu gạo của Việt Nam

Có rất nhiều quan điểm khác nhau trong định hướng phát triển ngành lương thực nói chung, đặc biệt là phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo nói riêng. Nhưng tựu chung đều thống nhất ở những điểm sau:

- Sản xuất và xuất khẩu gạo là mặt hàng vừa có tính truyền thống với nhiều lợi thế trong nước và triển vọng về thị trường tiêu thụ nước ngoài. Triển vọng về sản xuất lúa gạo trong những năm tới còn rất lớn. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo là phát triển một sản phẩm có nhiều lợi thế tương đối so với các nước trên thế giới. Mặt khác phát triển sản xuất và xuất khẩu còn khai thác được lợi thế tiềm năng của hệ sinh thái nhiệt đới Việt Nam. Nhìn bức tình hình sản xuất của chúng ta rõ ràng còn có nhiều tiềm năng để nâng cao sản lượng thóc gạo, trong khi theo dự báo của tổ chức IRRI về nhu cầu lúa gạo thế giới năm 2025 sẽ là 765 triệu tấn thóc. Như vậy còn lâu nữa mới có thể cân bằng cung cầu thóc gạo trên thị trường thế giới.

- Sản xuất và xuất khẩu gạo phải dựa trên cơ sở đảm bảo chắc chắn an ninh lương thực quốc gia. Để giữ vững và phát triển khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo ngày càng nhiều thì không những tăng tốc sản xuất mà phải đảm bảo an ninh lương thực trên cơ sở đó mới nâng cao được chất lượng hướng tới xuất khẩu với hiệu quả tối ưu. Mỗi quốc gia vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề quan trọng và bức xúc nhất. Đảm bảo an ninh lương thực

thì mới đầu tư nâng cao năng suất, có năng suất mới có dư thừa lương thực cho xuất khẩu.

Sơ đồ 1: Mô hình phát triển lúa gạo trong thời gian tới

Định hướng đảm bảo an ninh lương thực phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Hướng mạnh vào xuất khẩu là nhằm khai thác những lợi thế so sánh để thu về nhiều ngoại tệ phục vụ CNH-HĐH đất nước. Xuất khẩu gạo nhằm khai thông nhanh đầu ra cho sản phẩm thóc gạo cho người nông dân khi vào vụ thu hoạch ngăn chăn sự ép giá của tư thương để cho người sản xuất thóc có lợi nhuận khoảng từ 20-40%. Mặt khác, xuất khẩu gạo góp phần tạo ra việc là cho 70% lực lượng lao động ở nông thôn…

Sự phối hợp đồng bộ các định hướng trên sẽ đảm bảo cho an ninh lương thực và xuất khẩu gạo không mâu thuẫn với nhau, ngược lại còn hỗ trợ nhau cùng phát triển.

- Gắn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Quan điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo đều phải có lợi nhuận thỏa đáng.

Nâng cao chất lượng An ninh lương thực Tăng tốc sản xuất Đẩy mạnh xuất khẩu Hiệu quả tối ưu

sở đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất, chế biến sau thu hoạch.

Cơ sở khoa học cho việc định hướng sản xuất và xuất khẩu gạo trước hết xuất phát từ những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Mặt khác cơ sở của nó còn phải được dựa trên nghiên cứu các nội dung như:

+ Tnh hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thị trường thế giới và khả năng cung ứng về lúa gạo của các nước trên thế giới.

+ Tình hình nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước và khả năng tài chính cho việc thanh toán.

+ Xu hướng biến động giá gạo trên thị trường thế giới… được dự đoán dự báo dựa trên những yếu tố: mùa vụ, thời tiêt, sâu bệnh và những mặt hàng lương thực thay thế khác…

1.2 Những định hướng chủ yếu trong phát triển sản xuất lương thựcvà xuất khẩu gạo của Việt Nam và xuất khẩu gạo của Việt Nam

1.2.1 Một số căn cứ để định hướng sản xuất và xuất khẩu gạo

Căn cứ vào lợi thế của nước ta về sản xuất và xuất khẩu gạo. Việt Nam được biết đến như là một quốc gia có nền văn minh lúa nước rất lâu đời, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận tiện cho việc trồng lúa. Lực lượng lao động dồi dào.

Căn cứ vào nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới. Lượng cầu về gạo hàng năm của thế giới rất lớn. Với sự gia tăng dân số thế giới vào năm 2025 nhu cầu gạo khoảng 765 triệu tấn thóc trong khi đó khả năng sản xuất đạt khoảng 90% nhu cầu.

Căn cứ vào thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta. Trong những năm gần đây sản xuất của nước ta có những tiến bộ, năng suất ngày càng tăng, chất lượng cũng ngày một nâng cao, sản lượng và trị giá xuất khẩu không ngừng tăng cao. Thị trường xuất khẩu gạo ngày càng được mở rộng và

ngày càng có uy tín trên thị trường quốc tế.

Căn cứ vào thực trạng thị trường gạo thế giới. Thị trường gạo thế giới trong nhiều năm tới lượng cung vẫn thiếu cách biệt so với cầu.

Căn cứ vào những định hướng chủ yếu của chiến lược phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta. Xuất khẩu gạo được coi là một thế mạnh của nước ta trên con đường CNH-HĐH.

1.2.2 Định hướng sản xuất gạo nước ta đến năm 2020

- Tăng cường thâm canh, tăng năng suất sản xuất lúa gạo kết hợp khai hoang, tăng vụ ở những nơi có điều kiện.

Theo số liệu thống kê năng suất lúa bình quân của nước ta năm 2010 là 5,47 tạ/ha, trong khi đó của Mỹ là gần 7,0 tạ/ha, Hàn Quốc là 6,5 tạ/ha. Rõ ràng đây còn là một tiềm năng rất lớn cần có định hướng đúng đắn, nhằm đưa năng suất lúa của Việt Nam tăng lên và dần dần tiến kịp các quốc gia tiên tiến. - Đa dạng hóa trong sản xuất lúa gạo, tức là sử dụng nhiều loại giống lúa mới, tạo ra nhiều loại gạo mới phục vụ tốt hơn thị trường đa dạng của thế giới. Từ những giống lúa cao cấp như IR64, đến những giống lúa thơm, lúa đặc sản…Phát triển bề rộng đa dạng nhiều loại lúa gạo, đồng thời cũng hình thành những vùng chuyên canh lúa phục vụ xuất khẩu thuần chủng có hiệu quả cao, không chỉ có những vùng gạo xuất khấu lớn như đồng bằng sông Cửu Long mà cả những nơi có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ưu đãi như khu vực trồng lúa tám thơm, nàng hương… ở Hà Nam. Thái Bình, Hưng Yên… và ngay cả những khu vực mà vẫn chưa đảm bảo đủ lương thực vẫn có thể xuất khẩu.

- Tích cực áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật- công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng gạo.

- Đa dạng hóa các chủng loại gạo, cấp loại gạo xuất khẩu đáp ứng nhu cầu gạo thị trường thế giới.

Đa dạng hóa các chủng loại, cấp loại gạo không có nghĩa là càng nhiều loại gạo càng tốt mà sự đa dạng hóa phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng dù đó là nhu cầu loại gạo gì, cấp gạo nào, số lượng nhiều hay ít. Ngoài ra còn phải tăng lượng xuất khẩu các loại gạo có chất lượng tốt giá cao để tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Kết hợp chặt chẽ giữa đa phương hóa và tập trung hóa thị trường xuất khẩu. Trong đó ưu tiên những thị trường tiêu thụ lớn ổn định lâu dài, trực tiếp. Giữ vững và mở rộng thị xuất khẩu truyền thống là thức sự cần thiết. Mặt khác phải khai thác mở rộng thị trường sang những nước, những khu vực mà mặt hàng xuất khẩu gạo của nước ta chưa có hoặc có ít hoặc không ổn định là yêu cầu cấp bách cần thiết. Từ trước tới nay chúng ta chỉ quan tâm xuất khẩu gạo có chất lượng thấp và chất lượng trung bình chưa chú trọng gạo hạt dài chất lượng cao.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức và thành phần tham gia xuất khẩu gạo. Chính Phủ đã cho phép các thành phần kinh tế đều có quyền tham gia thị trường xuất khẩu gạo, có như vậy thì mới tăng cường được hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả hơn có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và duy trì được thị trường xuất khẩu ổn định. Bên cạnh đó tránh được tình trạng tranh mua, tranh bán tạo điều kiện để các nhà nhập khẩu ép giá gây thiệt hại cho đất nước ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia.

- Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo ở đồng bằng Bắc Bộ.

Chính phủ và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trương xây dựng vùng lúa hàng hóa có chất lượng cao đặc biệt là triển khai ở đồng bằng Bắc Bộ khoảng 300.000 ha gieo trồng lúa chuyên canh chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Hướng tới xuất khẩu khoảng từ 500.000 đến

1.000.000 tấn gạo mỗi năm ở miền Bắc trong thời gian từ 2010-2020 và đẩy mạnh xuất khẩu ở đồng bằng Bắc Bộ trong thập niên tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 55)