Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, bảo trợ cho sản xuất và xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 69)

III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực

2.Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, bảo trợ cho sản xuất và xuất khẩu gạo

xuất khẩu gạo

2.1 Sự cần thiết phải thực hiện giải pháp tín dụng ưu đãi, bảo trợcho sản xuất và xuất khẩu cho sản xuất và xuất khẩu

Thứ nhất, nông dân là những người sản xuất gạo cho xuất khẩu, nhưng

hầu như họ thuộc tầng lớp nghèo của xã hội. Hơn nữa để có sản phẩm lúa gạo xuất khẩu, nhiều khi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất ngặt nghèo và tốn kém, đặc biệt là với các loại gạo đặc sản chất lượng cao. Trong tình hình đó, để có gạo xuất khẩu rõ ràng cần phải có sự hỗ trợ về vốn từ bên ngoài đối với nông dân.

Thứ hai, trong các hình thức hỗ trợ vốn cho nông dân hình thức tín

dụng là hình thức có nhiều ưu điểm nhất. Bởi lẽ tính chất bắt buộc người vay phải hoàn trả vốn là người vay phải tìm cách kinh doanh đạt hiệu quả cao, khác với khoản trợ cấp cho không.

Thứ ba, hỗ trợ nông dân dưới hình thức tín dụng là tốt nhất nhưng là tín

dụng ưu đãi. Nếu hỗ trợ dưới hình thức tín dụng bình thường tức là đã cào bằng sản xuất nông nghiệp với các ngành khác. Cách làm đó không tạo điều kiện cho nông dân vươn lên theo kịp tốc độ phát triển kinh tế chung và không

thúc đẩy sản xuất lúa gạo.

Thứ tư, sản xuất lúa gạo phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt

trong điều kiện môi trường tự nhiên đang bị xấu đi thì thiên tai càng nhiều hơn làm cho kết quả của sản xuất nông nghiệp thêm bấp bênh với những rủi ro khó thể dự báo được. Trong tình hình đó việc thực hiện chính sách bảo trợ cho sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực nói chung và cho xuất khẩu gạo nói riêng là rất cần thiết.

2.2 Phương hướng thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi và bảo trợcho sản xuất và xuất khẩu gạo thời gian tới cho sản xuất và xuất khẩu gạo thời gian tới

Các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp nên bãi bỏ hoặc nâng giới hạn về số lượng cho vay ngắn hạn cho mỗi lần vay theo yêu cầu của các doanh nghiệp nông nghiệp. Có như vậy các doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều cải tiến đó vừa không giới hạn năng lực sản xuất nông nghiệp, không ngừng gia tăng sản lượng gạo tiêu dùng trong nước đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, vừa tăng hiệu quả của đồng vốn huy động được trong dân, làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền cho chính các ngân hàng.

Sau đó để nâng cao hiệu quả tín dụng là cần cho vay kịp thời đến các hộ nông dân. Cho vay kịp thời đến người nông dân là điều không gì mới, song do điều thực tế này đang còn gặp rất nhiều vấn đề cần được khẩn trương khắc phục. Để làm được điều này các ngân hàng một mặt phải hoàn thiện các thủ tục cho vay, mặt khác phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của mỗi cán bộ cơ sở.

Để cho vay kịp thời mà vẫn đảm bảo khả năng hoàn trả tiền vay, cần tăng cường hình thức tín dụng tín chấp thông qua các tổ liên gia, qua các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ… Các ngân hàng tiến hành cho vay cho vay qua các cụm nông dân, các tổ chức xã hội vay các món tiền vừa và nhỏ mà không cần thế chấp. Quan hệ tín dụng này dựa trên sự tín nhiệm của ngân

hàng với các tổ liên gia, các tổ chức xã hội. Các tổ chức đó nhờ sự am hiểu sâu sắc hoàn cảnh của mỗi hộ nông dân mà có thể đảm bảo rằng các khoản tiền vay đó được sử dụng đúng mục đích, có khả năng hoàn trả.

Cần tiếp tục mở rộng hình thức tín dụng thương mại là hình thức cho nông dân vay qua các công ty lương thực, các tổ chức kinh doanh xuất khẩu gạo. Các tổ chức đó vay tiền của các ngân hàng thương mại để nhập vật tư cho sản xuất gạo, số lượng vật tư này được cung ứng trước cho nông dân. Đến vụ thu hoạch các tổ chức này thu lại tiền cho vay bằng thóc. Hình thức này vừa đảm bảo vốn cho nông dân sản xuất, vừa đảm bảo tiêu thụ sản phẩm của nông dân với giá cả thỏa đáng.

Việc cấp vốn cho sản xuất lúa gạo qua tín dụng ưu đãi là khâu quyết định, tạo năng lực sản xuất mới cao hơn và ổn định. Tuy nhiên, toàn bộ chu kỳ sản xuất, xuất khẩu gạo sẽ không đạt hiệu quả cao nếu khâu xuất khẩu bị trục trặc. Để thúc đẩy xuất khẩu gạo cũng cần có chế độ tín dụng ưu đãi, nhằm cung cấp vốn lưu động đủ số lượng, đúng thời gian cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Thực tế những năm qua cho thấy: riêng ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long mỗi vụ đông xuân, các tổ chức kinh doanh cần mua nhanh, khi thu hoạch rộ từ 600 đến 800 ngàn tấn thóc với mức giá hiện nay khoảng 6000đ/kg, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần có một lượng vốn lưu động trên dưới 4000 tỷ đồng để mua và dự trữ số thóc hàng hóa nói trên. Các doanh nghiệp phải dự trữ vì không thể xuất khẩu gạo ngay sau khi mua được thóc và còn cần đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần được vay ưu đãi để mua và dự trữ số thóc đó. Sự hỗ trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp mua dự trữ thóc sẽ có lợi:

Thứ nhất, tăng mức cầu tại thị trường khu vực, ổn định giá thóc theo

gạo xuất khẩu.

Thứ hai, giúp cho các doanh nghiệp có gạo dự trữ trong kho chủ động

đàm phán với khách hàng vào thời điểm giá cả có lợi nhất đảm bảo lợi ích quốc gia và của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 69)