Đặc điểm an ninh lương thực của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 29)

Việt Nam là một trong những nước đi đầu trên thế giới về việc đảm bảo tính hiện thực của mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về lương thực và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bởi những thành tích đầy ấn tượng về đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói, giảm nghèo đạt được trong thời gian qua. Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO): “Mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về lương thực và Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) là giảm một một nửa số người nghèo đói trên thế giới vào năm 2015”.

Năm 2010 Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tích đáng ghi nhận về sản xuất lương thực, thực phẩm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sản lượng lương thực đạt mức kỷ lục 39,8 triệu tấn, tăng hơn năm trước 900 nghìn tấn. Không những đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, dự trữ quốc gia mà còn đóng góp cho nhu cầu quốc tế trung bình 4,57 triệu tấn gạo từ năm 2000-2010, duy trì vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo.

Trong những năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động phức tạp, nhiều mặt hàng giá cả tăng đột biến, đặc biệt là dầu thô. Từ đó kéo theo nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thô như: phân bón, hạt nhựa… tăng cao. Do vậy, giá cả thị trường trong nước trong một thời gian dài tăng liên tục, riêng giá phân bón có những năm tăng gấp đôi so với năm trước (năm 2004). Chỉ số

giá tiêu dùng năm 2010 đã ở mức 2 con số là 11,75%, trong các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đáng chú ý là nhóm lương thực thực phẩm tăng nhiều nhất 16,18% đã ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận người dân có thu nhập thấp.

Thị trường lưu thông lương thực ngày càng được mở rộng cả về quy mô, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia, đảm bảo lưu thông thuận lợi giữa các vùng, các khu vực, kể các vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và địa bàn.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lương thực tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường, nhất là vào các thời kỳ giáp hạt, thiên tai, thường xuyên đảm bảo dự trữ lưu thông và cung ứng kịp thời khi thiên tai, mất mùa xảy ra, góp phần bình ổn giá lương thực, không gây ảnh hưởng lớn tới nhân dân.

Trong những năm qua, lụt, bão lốc, lũ ống, lũ quét, mưa to, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, hàng nghìn métt đê bị sạt lở, hàng trăm km kênh mương bị hư hỏng, hàng vạn ha lúa bị ngập, bị hư hại. Để trợ giúp các hộ thiếu đói khắc phục khó khăn, Chính phủ đã dùng ngân sách hỗ trợ các hộ thiếu đói khoảng 48 nghìn tấn lương thực và 116 tỷ đồng trong 10 năm qua.

Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới nông nghiệp. Để thu hút các nguồn vốn, công nghệ phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, những năm qua, nhà nước và chính quyền các địa phương đã thực hiện chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản xuất kinh doanh. Bình quân hàng năm từ năm 2001 đến 2009, gần 10 vạn ha đất nông nghiệp được thu hồi đã phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thông, khu dân cư; khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp thu hồi

nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, trong đó 80% thuộc loại đất màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm. Việc quy hoạch không có định hướng như hiện nay đã tác động mạnh đến công ăn việc làm, thu nhập và đời sống của hàng chục vạn hộ gia đình nông thôn với hàng triệu lao động nông nghiệp và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w