Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu và vùng sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo lương thực trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 66)

III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực

1.Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu và vùng sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo lương thực trong nước

gạo nhằm đảm bảo lương thực trong nước

1.1 Sự cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế chủ yếu được điều tiết bởi cơ chế thị trường. Sản xuất và xuất khẩu gạo cần thiết phải thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, đó là do yêu cầu phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường

thế giới về số lượng, chủng loại gạo, tránh tình trạng không đủ hoặc dư thừa một loại gạo nào đó so với nhu cầu. Sự không đáp ứng đủ hoặc dư thừa là do tính tự phát trong bố trí sản xuất lúa ở trong nước, sự tự bố trí đó do không nắm được tổng thể các thông tin về thị trường nên đã sản xuất loại thừa, loại thiếu. Dù là thừa hay thiếu gạo loại gạo nào đều làm giảm hiệu quả kinh tế của xuất khẩu gạo. Vì lẽ đó, Nhà nước với tư cách là người đại diện cho lợi ích chung của đất nước, với hệ thống cơ quan chức năng của mình, sẽ đủ điều kiện để quy hoạch sản xuất lúa gạo theo vùng một cách hợp lý, đảm bảo lợi ích cho cả người sản xuất nông nghiệp cũng như toàn xã hội.

Thứ hai, việc quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo là căn cứ quan trọng

nhất tạo nguồn hàng chủ động, làm cơ sở kinh tế để ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo, đáp ứng tốt nhu cầu của từng thị trường, cũng như đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Đó cũng là cơ sở để Nhà nước có thể kế hoạch hóa được các hoạt động sản xuất để xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực. Có thể nói quy hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu là một trong những điều kiện quan trọng để thích ứng tốt nhất với thị trường nước ngoài về số lượng và đặc biệt là chất lượng, công cụ cạnh tranh số một nhằm nâng cao chữ “tín” với khách hàng quốc tế.

Thứ ba, việc quy hoạch vùng sản xuất gạo là cơ sở để Nhà nước giao và

quản lý hạn ngạch xuất khẩu gạo, tránh tình trạng mua bán vòng vèo, gây rối loạn kinh tế trong nước và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời quy hoạch vùng sản xuất gạo là căn cứ để Nhà nước có thể biết tương đối hàng năm, hàng vụ loại gạo gì được sản xuất ở đâu, số lượng bao nhiêu.

Quy hoạch vùng sản xuất gạo là cơ sở thực tiễn để Nhà nước có hướng đầu tư đúng đắn trong việc triển khai các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, việc nghiên cứu khu vực hóa, thuần chủng hóa một giống lúa nào đó, sẽ cần được định hướng cho một số vùng cụ thể…

Cuối cùng, quy hoạch vùng sản xuất gạo đảm bảo phối hợp giữa đảm

bảo an ninh lương thực với xuất khẩu gạo, phối hợp đồng bộ các hoạt động sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển từ người sản xuất đến cảng xuất khẩu, góp phần giảm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

1.2 Phương hướng quy hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu trongthời gian tới thời gian tới

Cần lưu ý rằng việc quy hoạch vùng sản xuất gạo cho xuất khẩu chỉ có thể trở thành hiện thực khi có những đảm bảo chắc chắn sản phẩm sau khi sản

theo giá đó những người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng. Thực tế, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về sự không thành công của nhiều vùng chuyên canh đã được quy hoạch trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do lợi ích người nông dân không được đảm bảo thỏa đáng khi sản xuất theo quy hoạch. Về hướng tiến hành quy hoạch vùng sản xuất gạo cho xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực nên đi theo một số hướng cụ thể sau:

Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đây là vùng lúa trọng điểm số một của nước ta, trong tương lai đây vẫn là vùng sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Với vùng này nên tiếp tục quy hoạch phát triển sản xuất các loại lúa gạo thông thường, năng suất cao, để có được sản lượng gạo xuất khẩu lớn. Tuy nhiên vẫn cần nâng cao phẩm cấp gạo, để nâng cao phẩm cấp gạo xuất khẩu ở vùng này, khi quy hoạch sản xuất lúa và quy hoạch tổng thể, cần chú ý quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, cho chế biến công nghiệp lúa gạo. Ngoài ra vùng này nên tiến hành thí điểm việc khu vực hóa một số giống lúa chất lượng cao có thể nhập nội. Từng bước tăng dần tỷ lệ gạo xuất khẩu chất lượng cao và lúa gạo đặc sản trong cơ cấu gạo xuất khẩu của vùng này.

Đối với vùng Đồng Bằng Sông Hồng.

Đây là vùng lúa trọng điểm thứ hai của nước ta. Tuy nhiên vùng này có những mặt hạn chế về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật, người đông, đất canh tác lúa không được bổ xung độ phì nhiêu tự nhiên hàng năm như Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bù lại, vùng này có những ưu thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển các giống lúa đặc sản như: Tám thơm…Đó là các sản phẩm có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được các thị trường gạo cao cấp của thế giới. Đồng thời đó là cũng là loại gạo có thể thu được lượng ngoại tệ khá cao trên một đơn vị diện tích.

Trong xu thế nhu cầu gạo của thị trường thế giới đang hướng tới các loại gạo có hương vị tự nhiên đậm đà, chất lượng cao, thì việc quy hoạch vùng này phát triển sản xuất các loại lúa gạo đặc sản truyền thống để xuất khẩu là rất cần thiết.

Đối với các vùng khác.

Nói chung bấy lâu nay, những vùng này không có nhiều tiềm năng xuất khẩu gạo, vì thường bị thiếu đói lương thực. Về cơ bản, những vùng này cần được phát triển sản xuất lúa để có thể tự túc được nhu cầu lương thực, góp phần tích cực đảm bảo bền vững yêu cầu an ninh lương thực quốc gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 66)