Chất lượng và chủng loại gạo

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 33)

II. Thực trạng về xuất khẩu gạo của nước ta và an ninh lương thực 1 Thực trạng xuất khẩu gạo giai đoạn 2000-

1.2Chất lượng và chủng loại gạo

Từ năm 2000-2010 Việt Nam đã tăng nhanh về số lượng gạo xuất khẩu nhưng chất lượng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đất đai, khí hậu, nước tưới, phân bón, giống lúa, chế biến, vận chuyển, bảo quản… mà quan trọng nhất là giống lúa, các phương pháp sản xuất và các khâu sau thu hoạch.

 Về giống lúa:

Trong nhưng năm qua, Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và áp dụng nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu với tình hình thời tiết biến đổi, thiên tai, sâu bệnh. Nhưng gạo để xuất khẩu đòi hỏi những giống lúa có yêu cầu cao hơn. Tại đồng bằng sông Cửu Long, khu vực chuyên sản xuất gạo xuất khẩu có tới 70 giống lúa khác nhau nhưng số giống lúa có thể làm hàng xuất khẩu thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại đồng băng sông Hồng. Từ đó thấy được giống lúa là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. So sánh với Thái Lan cường quốc hàng đầu về xuất khẩu gạo, với giống lúa Khaodaumali chất lượng cao với sản lượng xuất khẩu 1,2 triệu tấn/năm. Hay như Ấn Độ cũng có giống Basmati đang cạnh tranh gay gắt với hàng của Thái Lan.

 Về phương pháp sản xuất và các khâu sau thu hoạch:

Đây là khâu đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng gạo xuất khẩu nhưng hiện nay khâu này ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề. Cụ thể, công việc ở một số khâu như sau:

Phơi sấy: Công việc này phụ thuộc chủ yếu vào cách thức bảo quản, hệ

thống kho chứa, nhất là đối với một nước có khí hậu nhiệt đới như của ta. Kỹ thuật phơi còn rất lạc hậu, nông dân làm theo cách thủ công, có tới 90% lượng gạo xuất khẩu được phơi trên đường giao thông, bờ kênh rạch, trên ruộng và phơi qua đêm. Cách phơi này gây nên tình trạng lẫn lộn, lẫn tạp và nhất là hạt thóc không khô đều nên khi xay xát tỷ lệ gạo gãy, gạo tấm cao làm giảm giá trị hạt gạo. Chúng ta cũng đã có rất nhiều loại máy sấy có chất lượng tốt nhưng chí phí cao, thời gian sử dụng ngắn phù hợp với sản xuất hàng hóa lớn nê chưa phát triển.

thoáng mát, dễ ẩm mốc, sâu mọt. Ở đồng băng sông Hồng, khí hậu rất thất thường với nhiệt độ trung bình là 26-28oC và lên tới 36-37oC vào mùa hè, độ ẩm là 80%, có lúc lên tới 100% nên khó có thể bảo quản tốt lúa gạo xuất khẩu. Các doanh nghiệp thường có kho lớn hơn nhưng mạng lưới kho từ lâu năm, một số không phù hợp, chất lượng kho kém, thiếu phương tiện bốc dỡ và hầu hết vẫn dùng lao động thủ công.

Xay xát, tái chế: Xay xát cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với chất

lượng gạo xuất khẩu. Nước ta có hơn 300 cơ sở xay xát quy mô vừa và 6000 cơ sở quy mô nhỏ có thể xử lý 15 triệu tấn gạo mỗi năm. Đa số các máy do doanh nghiệp trong nước cung cấp, một số khác thì nhập khẩu ở nước ngoài. Tỷ lệ thu hồi gạo ở các cơ sở xay xát tư nhân chỉ đạt 60-62% , trong đó gạo nguyên chiếm 42-45%, tấm 18-29%. Khâu xay xát ở khu vực này đã làm mất đi khoảng 10% giá trị do chất lượng gạo giảm. Hiện nay chỉ có các nhà máy thuộc Tổng công ty lương thực và công ty lương thực các tỉnh được trang bị máy tốt, các công đoạn được thực hiện hoàn chỉnh từ đầu đến cuối nên tỷ lệ thu hồi gạo tới 75-76%( gạo nguyên 52-55%.

Ngoài ra công đoạn sau thu hoạch ở nước ta vẫn còn những yếu kém, tỷ lê thất thoát của gạo là từ 13-16%. Đây là một tỷ lệ cao so với trung bình của thế giới (10%). Vì vậy đòi hỏi chúng ta cần nâng cao hơn nữa các phương pháp xử lý gạo sau thu hoạch trong tất cả các công đoạn. Như vậy mới có thể giảm tỷ lệ thất thoát, tăng chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu nước ta trên thị trường quốc tế.

Tỷ lệ tấm và các chỉ tiêu khác: Chất lượng gạo trên thế giới được phân

thành 5 loại dựa trên 9 chỉ tiêu:Tỉ lệ tấm, kích thước hạt, màu gạo, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ Amilaza, tỷ lệ protein, nhiệt hóa, mùi thơm. Còn gạo của chúng ta chủ yếu chỉ quan tâm tới 3 chỉ tiêu đầu: tỷ lệ tấm, kích thước hạt, màu gạo. Đối với chỉ tiêu tỷ lệ tấm, nếu gạo đạt tỷ lệ dưới 10% được coi là

gạo chất lượng cao, 10%-15% là chất lượng trung bình và trên 15% là chất lượng thấp. Cùng với sự tăng lên về số lượng chủng loại gạo, chất lượng gạo của Việt Nam trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể. Trong những năm đầu xuất khẩu, tỷ lệ gạo chất lượng gạo thấp và trung bình chiếm tới 80%-90%, đến năm 2000 tình hình trở nên khả quan hơn khi gạo 5-10% tấm chiếm 42,68% tổng số lượng gạo xuất khẩu và từ đó duy trì lượng gạo xuất khẩu 5-10% tấm khoảng 40% trong tổng lượng gạo xuất khẩu đến 2010. Lượng gạo xuất khẩu chất lượng trung bình và thấp tuy vẫn còn cao ( chiếm khoảng 60%) không có nghĩa là chất lượng gạo Việt Nam nói chung bị giảm đi mà đây là chiến lược kinh doanh xuất khẩu của nước ta căn cứ vào nhu cầu, giá cả và biến động thực tế của thị trường gạo thế giới. Trong điều kiện giá cả tăng cao, nhiều nước nghèo chỉ có thể tiêu dùng những loại gạo chất lượng thấp do sức mua hạn chế. Giảm tỷ lệ gạo 5-10% là đình hướng xuất khẩu của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt khi chúng ta lấy thị trường Châu Á và Châu Phi là chủ yếu. Ngoài ra, căn cứ vào xu hướng phát triển của thị trường thế giới, nước ta vẫn chủ trương tăng tỷ trọng gạo chất lượng cao nhằm vào các thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ…

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 33)