Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 36)

II. Thực trạng về xuất khẩu gạo của nước ta và an ninh lương thực 1 Thực trạng xuất khẩu gạo giai đoạn 2000-

1.3.1Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Gạo là mặt hàng thiết yếu đối với hầu hết các nước trên thế giới, khối lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển do dân số tăng nhanh và tình trạng nghèo đói do thiếu lương thực. Nhìn chung, mức tiêu dùng gạo đã bão hòa ở các nước phát triển. Hiện nay, mức tiêu thụ gạo trung bình tính theo đầu người trên thế giới là 58kg/người/năm, tại các nước sử dụng gạo làm thức ăn chính là 83kg/người/năm, Thái Lan là 10,6kg/người/năm, Trung Quốc là 94kg/người/năm, Mỹ là 19,7kg/người/năm…

Nước ta đã mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo ra nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia là thị trường truyền thống như Philippin, Indonesia…Năm 1991, gạo Việt Nam mới xuất khẩu sang hơn 20 nước, đến năm 2010 con số này đã là 129 nước, trong đó Châu Á là 33 nước, Châu Âu là 37 nước, Châu Phi là 31 nước, Châu Mỹ là 9 nước, Châu Đại Dương là 19 nước.

Bảng 3: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (2000-2010) (% so với tổng số lượng xuất khẩu năm đó)

Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Thị trường khác

2000 66 23 5 6 2001 62,67 26,27 5,19 5,87 2002 68,01 20 7,99 4 2003 76,96 10,02 7,01 6,01 2004 55,36 33,54 7,9 3,2 2005 71 16,34 7,5 5,16 2006 76,58 14,32 5,9 3,2 2007 78,1 8,4 11,5 2 2008 58,8 22 15,8 3,4 2009 61,68 20,4 10,9 7,02 2010 61,29 24,19 6,45 8,07

Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương

Năm 2000, nước ta xuất khẩu 3,477 triệu tấn gạo sang 58 nước, trong đó thị trường châu Á chiếm 66% chủ yếu gồm các nước Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, đứng thứ hai là thị trường châu Phi chiếm 23% chủ yếu là sang Senegal và Tây phi, thị trường châu Âu (phần lớn là Nga và Ba Lan) và châu Mỹ (đứng đầu là Cu Ba) là 5% còn lại là thị trường châu Đại Dương chiếm tỷ lệ là 1% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo nước ta chủ yếu xuất khẩu sang các nước ở châu Á và châu Phi là do đây là các nước đang phát triển nhu cầu về gạo chất lượng trung bình và thấp cao, măt khác giá lại rẻ hơn.

nước với số lượng lớn nhất từ trước tới nay 6,754 triệu tấn. Tuy nhiên, châu Á vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất với 61,29%, thứ hai là châu Phi với 24,19%. Nếu như năm 2000, chỉ có 2 quốc gia tại châu Mỹ là Cuba và Hoa Kỳ nhập khẩu gạo từ Việt Nam thì đến năm 2010 đã tăng lên thành 9 nước chiếm 6,45% trong tổng số sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Các thị trường khác gồm châu Âu và châu Đại Dương sau 10 năm cũng đã tăng dần lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam. Đặc biệt châu Đại Dương sau 10 năm đã có 19 quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam thay vì chỉ có 3 quốc gia như năm 2000 là Astralia, New Zealand và Papua New Guinea.

Trong những năm qua thị trường xuất gạo hàng đầu của Việt Nam gồm có: Philippines, Singapore, Malaysia, Cuba hàng năm nhập khẩu một số lượng gạo lớn và ổn định. Trong 10 nước nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam hầu hết đều ở châu Á và châu Phi. Đứng đầu vẫn là philipines với (1.475.821 tấn), đứng thứ hai là Indonesia (687.213 tấn) năm trước thuộc về Malaysia, thứ ba là Singapore (539.298 tấn) và lần lượt tiếp theo là Cuba (472.270 tấn), Malaysia (398.012 tấn), Đài Loan (353.143 tấn), Hồng Kong (131.123 tấn), Trung Quốc (124.466 tấn), Đông Timo (116.727 tấn), Nga (83.696 tấn).

Bảng 4: Các nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2010

Thị trường Năm 2010

Tăng, giảm so với 2009 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%)

Philippines 1.475.821 947.378.774 -13,59 Indonesia 687.213 346.017.268 3763,79 Singapore 539.298 227.791.806 64,65 Cuba 472.270 209.216.943 4,96 Malaysia 398.012 177.688.707 -3509 Đài Loan 353.143 142.704.502 72,3 Hồng Kong 131.123 65.176.239 194 Trung Quốc 124.466 54.636.941 * Đông Timo 116.727 51.526.939 *

Nga 83.696 36.059.497 -112

Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

- Philippines: Do thiên tai, động đất và bão lũ liên tục xảy ra tại Philippines và hiện tượng El Nino kéo dài gây khô hạn làm mùa màng bị thất bát khiến cho Philippines trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và là bạn hàng chính của Việt Nam, hàng năm gạo của nước ta chiếm từ 40-60% lượng gạo nhập khẩu vào nước này. Trung bình từ năm 2006 tới nay mỗi năm Philippines nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo của Việt Nam. Theo FAO, Philippines cần tăng cường dự trữ lương thực, có biện pháp phát triển sản xuất lương thực nếu không có thể rơi vào khủng hoảng lương thực bất kỳ lúc nào.

- Malaysia: Nhu cầu tiêu dùng gạo của Malaysia khoảng 2,2 triệu tấn mỗi năm trong đó phải nhập khoảng 30%. Malaysia cũng là bạn hàng lớn của Việt Nam, năm 2009 nhập 667.114 tấn đứng thứ 2 nhưng đến năm 2010 chỉ còn 398.012 tấn và đứng thứ 5. Quan hệ buôn bán giữa hai nước tương đối thuận lợi và tốt đẹp, Việt Nam được coi là nguồn cung cấp gạo ổn định cho Malaysia.

- Indonesia: Indo thường nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan sau đó mới là Việt Nam, Chính Phủ Indonesia nhập khẩu thường là gạo 25% tấm, còn các công ty tư nhân thường nhập khẩu gạo chất lượng cao để bán tại các siêu thị và thành phố lớn. Gạo nước ta xuất khẩu sang Indonesia với khối lượng lớn nhưng không ổn định. Năm 2005 là 77.373 tấn, năm 2006 là 332.056, năm 2007 là 1.141.942 tấn, tuy nhiên đến năm 2008 là 91.805, năm 2009 là 38.472, đến năm 2010 là 678.213 tấn. Đó là do chính phủ Indonesia đang theo đuổi chính sách tự túc lương thực và thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất và tăng lượng dự trữ trong nước.

- Singapore: Singapore nhập khẩu gạo từ Việt Nam với mục đích chính là để tái chế và tái xuất sang nước thứ 3. Còn gạo ăn hàng ngày của người Singapore là nhập khẩu từ Thái Lan vì gạo Thái thơm hơn và có chất lượng

cao hơn. Năm 2008 là 105.699 tấn, năm 2009 quốc gia này đã nhập 567.665 tấn, năm 2010 là 539.298 tấn. Nguyên nhân việc khối lượng gạo nhập năm 2008 tăng vọt là do giá gạo tăng cao buộc Singapore phải suy tính đến việc thay đổi thói quen tiêu dùng, bước đầu quan tâm đến thử gạo Việt Nam cùng loại nhưng lại có giá rẻ hơn.

- Cuba: Nhu cầu tiêu dùng gạo nước này tương đối lớn, ngoài nhập khẩu của Việt Nam, Cuba còn nhập khẩu của Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 120-150 ngàn tấn trong chương trình ưu đãi thỏa thuận giữa hai chính phủ và khoảng trên dưới 100 ngàn tấn trong quan hệ thương mại bình thường. Đây là thị trường truyền thống của nước ta tuy nhiên khả năng thanh toán bị hạn chế.

- Châu Phi: Gạo là một trong 4 loại thực phẩm lớn nhất ở châu Phi. Do nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi là rất lớn, vì vậy đây là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo của nước ta. Do châu Phi là khu vực nghèo nhất thế giới lên yêu cầu về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm không đòi hỏi cao như các thị trường khác nên rất phù hợp với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 36)