III. Mối quan hệ giữa xuất khẩu gạo và an ninh lương thực những năm gần đây
2. Dự báo nhu cầu gạo xuất khẩu của Việt Nam 1 Cung cầu gạo thế giới trong những năm tới
2.1 Cung cầu gạo thế giới trong những năm tới 1
Tốc độ tăng trưởng của sản xuất gạo trên thế giới được dự đoán ở mức xấp xỉ 4,9%/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ về gạo tăng trưởng là 1,43% trong giai đoạn dự báo. Tuy nhiên bình quân tiêu thụ gạo tính theo đầu người có xu hướng giảm nhẹ.
- Thứ nhất về xuất khẩu:
+ Thái Lan và Việt Nam được coi là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong giai đoạn dự báo. Cả hai quốc gia đều sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là hạt gạo dài. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu do năng suất cao và tiêu thụ bình quân trong nước giảm, tạo điều kiện cho việc mở rộng xuất khẩu. Đối với Việt Nam, sản lượng gạo tăng trưởng với tốc độ trung bình 1,5%/năm trong giai đoạn dự báo và đạt mức 28,2 triệu tấn gạo (tương đương 45,12 tấn lúa) vào năm 2020. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình 5% và chiếm khoảng 20% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Tỷ lệ gạo dành cho xuất khẩu so với tổng sản lượng gạo cũng tăng từ khoảng 20% lên 26% trong giai đoạn dự báo.
+ Từ năm 2010-2015 Hoa Kỳ vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước tăng, gánh nặng trợ giá và việc thực thi Hiệp Định Nông Nghiệp của các thành viên WTO…đã làm hạn chế khả năng tiếp tục tăng trưởng trong xuất khẩu gạo.
+ Trong nửa sau của giai đoạn dự báo, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới về gạo xuất khẩu. Gạo xuất khẩu của Ấn Độ bao gồm
1Các dự báo cung cầu của lúa gạo trên thế giới dựa trên mô hình và số liệu của bộ nông
loại phẩm cấp thấp, gạo hạt dài (giống Thái Lan và Việt Nam) và một lượng nhở gạo cao cấp Basmati.
+ Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu gạo trong giai đoạn đầu của thời kỳ dự báo nhưng sau đó ổn định, do sản xuất không tăng rõ rệt. Năng suất lúa được cải thiện nhưng bù vào đó là việc giảm diện tích đất canh tác, giữ sản lượng ổn định. Việc tiêu thụ trong nước cũng không tâng rõ rệt do việc giảm bình quân lương thực tiêu thụ đầu người được cân bằng bởi gia tăng dân số. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu gạo cao cấp hạt ngắn cho các nước Đông Bắc Á, gạo hạt dài chất lượng thấp cho các nước khu vực Sahara và một số nước khác ở Châu Á có thu nhập thấp.
+ Pakixtan xuất khẩu cả gạo hạt dài chất lượng thấp và gạo cao cấp Basmati. Tuy nhiên, khối lượng gao xuất khẩu bị hạn chế do quốc gia này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác và vẫn phải đương đầu với vấn đề thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Thứ hai về nhập khẩu:
+ Giao dịch về gạo trên thế giới được dự báo tăng trưởng với tốc độ bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn dự báo 2010-2020. Cho tới năm 2020, giao dịch về gạo trên thế giới đạt khối lượng khoảng trên 38,1 triệu tấn. Khối lượng gạo giao dịch chỉ tương đương khoảng 8% tiêu thụ gạo trên thế giới.
+ Giao dịch gạo trên thế giới vẫn tiếp tục chủ yếu là các loại gạo hạt dài. Các nước nhập khẩu gạo chính là Đông và Đông Nam Á, Trung Đông, khu vực Sahara, châu Mỹ La Tinh, Indonesia, Bangladesh, Nigeria, Iran, Iraq, Philippinnes, Saudi Arabia.
+ Gạo hạt ngắn và trung bình được nhập khẩu chủ yếu bởi các nước Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Tốc độ tăng trưởng giao dịch gạo hạt ngắn và trung bình chậm hơn gạo hạt dài.
lớn các giao dịch về gạo còn lại và được nhập khẩu bởi các nước có thu nhập cao. Trong các loại gạo nếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giao dịch gạo trên thế giới.
+ Indonesia và Bangladesh là những nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn nhất nhất và sự gia tăng lượng gạo xuất khẩu chủ yếu đáp ứng các nhu cầu của các thị trường này. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu gạo của khu vực Sahara và Trung Đông cũng tăng lên đáng kể.
Việc tiếp tục tăng trưởng nhu cầu về gạo tại các thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm của Việt Nam như Indonesia, Malaysia và Philippinnes là cơ hội rất tốt cho gạo xuất khẩu của Việt Nam nếu như thị phần gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam tại những nước này được giữ vững.
2.2 Cung cầu gạo của Việt Nam 2
Dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 92,5 triệu người vào năm 2015 và trên 97 triệu người vào năm 2020. Cơ cấu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của người dân vào thời kỳ 2011-2020 sẽ có những thay đổi nhiều. Cụ thể, tỷ lệ protein từ nguồn động vật sẽ tăng lên đáng kể. Nguồn năng lượng (calo) ăn vào hàng ngày do gạo và các chất bột khác cung cấp (tính theo bình quân đầu người) năm 2010 là từ 65-68%, dự kiến giảm xuống khoảng 55-60% vào năm 2020. Mức tiêu dùng gạo sẽ giảm theo thời gian và còn khoảng 130kg/người/năm (200kg thóc) so với 150kg/người/năm (230kg thóc) như hiện nay.
Năm 2010 cả nước sản xuất được 39,8 triệu tấn lúa. Lượng lúa để ăn của dân khoảng 23,5 triệu tấn (chiếm khoảng 60% tổng sản lượng), 3,5 triệu tấn (chiếm khoảng 8,5%) cho chế biến thức ăn, chăn nuôi, 5 triệu tấn (chiếm khoảng 12,5%) đưa vào chế biến thực phẩm, dự trữ quốc gia, làm
2Các dự báo về quy mô tốc độ phát triển lúa gạo dựa trên đề án quy hoạch chuyển đổi cơ
giống và hao hụt, khoảng 6,8 triệu tấn (19%) dành ra để xuất khẩu. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng nhu cầu lúa cho năm 2015 là 32,1 triệu tấn, năm 2020 là 35,2 triệu tấn và năm 2030 là 37,3 triệu tấn.
Trong những năm tới, quá trình đẩy nhanh sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt, diện tích lúa sẽ tiếp tục giảm chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất các nông sản khác như ngô, đậu tương, lạc, rau, cây ăn quả…
Tổng diện tích canh tác lúa năm 2010 ở mức 4,068 triệu ha (khoảng 7,1 triệu ha gieo trồng). Với sự tiến bộ trong công nghệ tạo giống với năng xuất cao, chất lượng tốt, kết hợp tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến, dự kiến tốc độ tăng năng suất lúa bình quân thời kỳ 2010-2015 là 1,5%/năm. Trong cả thời kỳ 2011-2020 giữ ổn định khoảng 3,7 triệu ha đất canh tác (khoảng 7 triệu ha gieo trồng) có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Với tốc độ
tăng trưởng tăng năng suất 1,7%/năm đến năm 2020, năng suất lúa bình quân của Việt Nam đạt 5,65 tấn/ha, tổng sản lượng khoảng 38,5 triệu tấn. Trong vòng 10-15 năm tới Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng chiếm 65% tổng diện tích gieo trồng và 70% sản lượng lúa hàng năm của cả nước, nằm trong chiến lược đầu tư xây dựng thành những vùng sản xuất tập trung chuyên canh, tỷ suất hàng hóa lớn, áp dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại và đồng bộ trong tất cả các khẩu, các công đoạn trước và sau thu hoạch , sản xuất lúa gạo đạt chất lượng cạnh tranh quốc tế, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng hiệu quả xuất khẩu gạo.
Cũng theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cân đối cung cầu lúa gạo của Việt Nam đến năm 2020 ta có bảng sau:
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
(Chiến lược an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, dự thảo lần 9)