Đẩy mạnh hoạt động marketing trong xuất khẩu gạo 1 Các biện pháp để thích ứng với thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 74)

III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực

5. Đẩy mạnh hoạt động marketing trong xuất khẩu gạo 1 Các biện pháp để thích ứng với thị trường

5.1 Các biện pháp để thích ứng với thị trường

Thị trường tiêu thụ gạo nhìn chung là ít ổn định về khách hàng và lượng hàng. Thực tế một số nước nhập khẩu gạo cũng là những nước xuất khẩu gạo vào từng thời điểm. Để nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới trong hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta cần phải:

- Kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về loại hình doanh nghiệp, về quy mô doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để năm bắt kịp thời nhu cầu gạo, đồng thời không bị khách hàng ép giá bán cũng như các điều kiện khác. Kinh phí để nghiên cứu thị trường nên có cơ chế huy động thích hợp để khai thác cả tiềm năng của doanh nghiệp, giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước.

- Quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước để tạo điều kiện cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường. Ví dụ, thị trường châu Phi có nhu cầu lớn, song khả năng thanh toán lại bị giới hạn.

5.2 Các biện pháp chống tranh giành, dìm giá ở thị trường thế giới.

Để chống tranh bán, dìm giá của nhau ở thị trường thế giới, cần phải : - Phân đoạn thị trường (Market Segmentation) theo khu vực cho một doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn. Biện pháp này kiến tạo hướng đi chuyên sâu về thị trường khu vực cho các doanh nghiệp, vừa tránh được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của ta, làm thiệt hại lợi ích quốc gia.

- Có cơ chế quản lý giá xuất khẩu gạo thích hợp như chỉ cho phép xuất khẩu những hợp đồng xuất khẩu không thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu đươc công bố.

- Tăng cường các hiệp định xuất khẩu gạo cho các nước theo cấp chính phủ. Sự phân bổ hạn ngạch hàng năm cần hướng vào hiệp định, các hợp đồng dài hạn, tương đối ổn định.

5.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu

Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới, cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Trong mục này có những giải pháp cấp bách và thiết thực sau:

- Không ngừng nâng cao chất lượng gạo. Muốn vậy trước hết phải hoàn thiện từ công tác lai tạo giống lúa, xác định cơ cấu giống lúa phù hợp với nhu cầu thị trường. Sau đó hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và công

nghệ thu hoạch, bảo quản, xay xát gạo. Tiếp theo, để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu cần phải tăng dần tỉ trọng các loại gạo cao cấp đặc sản trong tổng lượng gạo xuất khẩu.

- Cần chủ động chân hàng để chủ động trong đàm phán từng lô hàng. Khi chủ động được hàng sẽ không bị khách hàng gây sức ép, sẽ tranh thủ được thời cơ được giá tốt nhất mới xuất khẩu. Để chủ động được chân hàng cần tăng cường mua dự trữ kinh doanh, kết hợp dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh xuất khẩu gạo.

- Đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thiết bị bốc xếp tại các bến bãi đầu mối. Biên pháp này đem lại thuận lợi tổng hợp cho cả nền kinh tế.

- Về quan hệ đối ngoại, cần tăng cường liên minh với các nước xuất khẩu gạo, trước hết là với Thái Lan.

5.4 Các biện pháp về mở rộng thị trường

Trong thời gian tới cần tăng nhanh tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao trong xuất khẩu. Nên coi đó là một trong những cách để mở rộng thị trường gạo cao cấp như Châu Âu, Bắc Mỹ…Từ uy tín của gạo đặc sản để mở rộng thị trường tiêu thụ các loại gạo thông thường.

Hợp tác với các nước Tây Âu và các tổ chức Quốc tế để tranh thủ bán gạo theo các chương trình viện trợ cho Châu Phi. Giải pháp này cần được coi như một trong những cách để mở rộng thị trường gạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w