CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 27)

2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC

TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC I. Đặc điểm xuất khẩu gạo của Việt Nam và vấn đề an ninh lương thực 1. Đặc điểm xuất khẩu gạo của Việt Nam

- Tính thời vụ trong sản xuất và mua bán : Do sản xuất lúa gạo của nước ta có tính thời vụ trong năm có ba vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông được xác định là vụ lúa chính trong năm, từ đó cũng hình thành nên tính thời vụ trong xuất khẩu. Xuất khẩu gạo là một quá trình từ việc sản xuất, chế biến, thu mua, dự trữ … các công đoạn trên đều phụ thuộc vào các mùa vụ nên việc xuất khẩu cũng phần lớn bị ảnh hưởng theo thời vụ. Để khắc phục tình trạng này các doanh nghiệp chủ động thu mua tạm trữ để chuẩn bị cho xuất khẩu. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không có kho bãi đảm bảo, ví dụ năm 2009 khi giá gạo thế giới tăng cao, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí cả cơ quan quản lý ở trên còn chần chừ vì lo vấn đề dự trữ, an ninh lương thực nên đã gây thiệt hại lớn. Vì vậy chung ta phải nhanh chóng chấn chỉnh vấn đề kho bãi dự trữ nếu không thiệt hại sẽ keo dài.

- Gạo là lương thực chủ yếu của nước ta và phần lớn được tiêu thụ tại chỗ, như sản lượng lúa cả năm 2010 của Việt Nam đạt 39,8 triệu tấn, xuất khẩu 6,754 triệu tấn. Các nước đang phát triển sản xuất khoảng 53% - 55% sản lượng lúa trên thế giới. Trong đó các nước Châu Á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất và cũng tiêu thụ nhiều nhất tới 85% lượng gạo trên thế giới. Bởi phần lớn các nước này dân số lớn có lượng gạo tiêu thụ đầu người lớn nhất thế giới hiện nay. Mặt khác chỉ có một lượng gạo rất nhỏ được xuất khẩu chiếm từ 4%-5% sản lượng gạo được sản xuất hàng năm.

- Buôn bán giữa các nước giữa Chính phủ nước ta với Chính phủ các nước là phương thức chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu gạo : gạo là mặt

hàng mang tính chiến lược của nước ta cũng như các nước trên thế giới. Lương thực luôn là mặt hàng mang tính chiến lược của các nước thiếu hụt lương thực do việc sản xuất lương thực không đảm bảo tiêu thụ trong nước ví dụ : Hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 với các nước Châu Á như : Philippines là gần 1,7 triệu tấn, Malaysia là hơn 611 nghìn tấn, Singapore là 329 nghìn tấn, Đông Timo 242 nghìn tấn, Đài Loan 203 nghìn tấn…. Bởi vậy việc kinh doanh lương thực trên thế giới chủ yếu là giữa các chính phủ với nhau, thông qua các hiệp định hoặc các hợp đồng có tính nguyên tắc dài hạn và định lượng cụ thể.

- Sản lượng gạo của nước ta tham gia xuất khẩu trên thị trường là không ổn định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện mùa màng của các nước có nhu cầu sử dụng gạo làm lương thực, cũng như thu nhập của các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo. Mặt khác còn phụ thuộc vào khả năng sản xuất của các quốc gia xuất khẩu gạo lớn khác như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…Ví dụ năm 2001 lượng gạo được xuất khẩu 3,721 triệu tấn, năm 2002 là 3,236 triệu tấn, năm 2005 là 5,255 triệu tấn, năm 2010 là 6,754 triệu tấn. Bên cạnh đó còn có nhiều nước khác như Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Paskistan… cũng là những nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới.

- Chủng loại gạo đa dạng và phong phú: riêng nước ta có tới 32 loại gạo khác nhau. Nhưng nói chung với những đặc tính khác biệt trên thị trường thế giới hiện nay chia gạo ra làm 6 nhóm như sau:

 Gạo ngon hạt dài.

 Gạo chất lượng trung bình hạt dài

 Gạo hạt ngắn và trung bình

 Gạo sấy

 Gạo thơm

Sự khác biệt về thị hiếu của các nước nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức sống, phong tục tập quán. Thường thì các nước có thu nhập cao như Mỹ, Châu Âu, một số nước Châu Á… thì lượng gạo tiêu thụ trên đầu người thấp và có xu hướng sử dụng gạo chất lượng cao. Trong khi đó các nước kém phát triển thì có xu hướng sử dụng lượng gạo trên đầu người cao và chất lượng gạo kém hơn. Vì vậy thị trường chính xuất khẩu chính của Việt Nam trong những năm gần đây là Châu Á và Châu Phi.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện đảm bảo an ninh lương thực (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w