III. Mối quan hệ giữa xuất khẩu gạo và an ninh lương thực những năm gần đây
1. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và an ninh lương thực những năm gần đây
năm gần đây
1. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và an ninh lương thực những nămgần đây gần đây
Trong những năm gần đây Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đứng thứ hai sau Thái Lan. Gạo của Việt Nam đã có mặt ở tất cả các châu lục và khoảng 129 nước trên thế giới. Số lượng gạo xuất khẩu tăng nhanh qua các năm và liên tục đạt con số kỷ lục năm 2009 là 6,052 triệu tấn, năm 2010 là 6,754 triệu tấn cao nhất từ trước tới nay. Hạt gạo Việt Nam không những tăng về số lượng mà còn nâng cao về chất lượng đã xâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ…Ngoài ra giá gạo nước ta cũng đã tiến sát với giá gạo thế giới.
Những năm gần đây tình hình trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động, nổi lên là diện tích đất nông nghiệp đang từng ngày bị chuyển đổi mục đích sử dụng một các thiếu quy hoạch và tuy tiện lên ngày càng bị thu hẹp một cách đáng báo động. Gần 9 năm qua, đất lúa giảm trên 590.000 ha. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, tính sơ bộ cho thấy từ năm 2000-2007, đất lúa bị giảm 205.000 ha chiếm 57% đất lúa bị suy giảm toàn quốc. Tại phía bắc, Hải Dương là tỉnh có tỷ lệ đất lúa giảm mạnh nhất, bình quân 1.569
ha/năm, Hưng Yên 939 ha/năm, Hà Nội là 653 ha/năm… Ngoài ra do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng làm cho diện tích lúa giảm, ảnh hưởng lớn tới an ninh lương thực quốc gia.
Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng phân bố lương thực không đều giữa các vùng kinh tế, bình quân lương thực trên đầu người cao tập trung ở các vùng sản xuất lúa như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, còn các vùng khác đặc biệt như miền núi, Tây Nguyên đạt rất thấp. Thậm chí tình hình đói lương thực và tái nghèo vẫn còn xảy ra ở các vùng khó khăn như vùng núi cao,vùng biên giới hải đảo, vùng thường xuyên bị thiên tai… Theo thống kê cho thấy cả nước vẫn còn 6,7% số hộ thiếu lương thực, trong đó khu vực nông thôn là 8,7% và ngay ở thành thị vẫn có 2,2% số hộ thiếu lương thực. Vì vậy điều hòa lương thực giữa các vùng là vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
Xuất khẩu gạo gắn liền với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bền vững cẫn sự nỗ lực từ phía chính phủ, các cơ liên quan, các doanh nghiệp và người nông dân. Đây là tiền đề giúp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.