II. Thực trạng về xuất khẩu gạo của nước ta và an ninh lương thực 1 Thực trạng xuất khẩu gạo giai đoạn 2000-
3. Vấn đề an ninh lương thực trong những năm qua 1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
3.2 Tình hình cung cấp lương thực
Hiện nay, theo tinh thần của Nghị quyết 10, tất cả các thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào thị trường lương thực. Nhưng các địa phương, phổ biến mỗi tỉnh có một công ty lương thực quản lý trực tiếp các của hàng xí nghiệp chế biến lương thực, trừ một số tỉnh đặc biệt. Các doanh nghiệp lương thực ở miền Bắc, miền Trung tập trung hoạt động vào kinh doanh, cung ứng lương thực nội địa, còn các doanh nghiệp lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long thì tập trung vào cung ứng lương thực cho xuất khẩu. Các công ty tư nhân cũng tham gia tích cực vào thị trường gạo, mua trực tiếp của nông dân hoặc buôn bán với nhau.
Năm 2010, các công ty lương thực nhà nước chỉ bán được gần 1 triệu tấn gạo ở thị trường nội địa, chỉ chiếm khoảng 20% thị trường còn 80% là do các công ty tư nhân bán lẻ gạo ở thị trường trong nước. Tuy vây, các công ty nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc thu mua, bán buôn và bình ổn giá thị trường. Những năm đầu đổi mới, do sản lượng lương thực tăng, sản lượng lương thực thu mua chiếm 30% tổng sản lượng, khoảng 5,7 triệu tấn, trong đó
doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 70% số lượng. Từ năm 2000 nay số lượng thu mua của quốc doanh giảm dần chiếm khoảng 18-22% tổng sản lượng thóc sản xuất. Vì việc cung cấp gạo thị trường trong nước của doanh nghiệp nhà nước giảm xuống, giao cho doanh nghiệp tư nhân đảm nhân. Doanh nghiệp nhà nước thu mua gạo phục vụ hoạt động xuất khẩu.
Theo quy định, các công ty tư nhân chưa được phép xuất khẩu trực tiếp nhưng đã tham gia tích cực vào việc cung ứng và tạo hàng xuất khẩu. Các công ty tư nhân đã cung ứng cho đơn vị xuất khẩu khoảng 70% lượng hàng xuất với dịch vụ tương đối hoàn thiện từ thu mua, chế biến và vận chuyển.
Dữ trữ lương thực: Cục dự trữ quốc gia đã tồn tại từ năm 1961 dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ Tướng Chính Phủ, trong những năm gần đây nguồn lương thực bổ xung cho dự trữ quốc gia ngày càng tăng thêm, trợ giúp đắc lực cho việc điều hành của Chính Phủ để làm ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội. Năm 2010 mức dự trữ bình quân từ 4-5 kg thóc/người/năm.