Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông số 3 Bảo Yên huyện Bảo Yên tỉnh Lào cai (Trang 56)

- Học sinh thiếu hụt kĩ năng sống và có nhiều biểu hiện tiêu cực không thích ứng được với những biến đổi và khó khăn của môi trường.

d) Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Đề thực hiện biện pháp cần các điều kiện sau:

+ Giáo viên phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp trực tiếp giảng dạy và thực hiện hoạt động giáo dục NGLL.

+ Giáo viên nắm được nội dung của các KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh; Có kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục, thiết kế dạy học theo quan điểm dạy học tích cực.

+ Cơ sơ vật chất của nhà trường đáp ứng yêu cầu tối thiểu về các phương tiện phục vụ chủ đề đã được thiết kế.

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo các hoạt động GDNGLL theo định hướng giáo dụcKNS. KNS.

a) Mục đích:

Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng giáo dục KNS, gắn hoạt động GDNGLL trong hoạt động chuyên môn của các tổ, nhóm chuyên môn cũng như hoạt động giảng dạy của mỗi giáo viên. Từ đó tạo cơ hội rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò, tạo nên tình cảm thân thiện, gần gũi giữa người dạy và người học góp phần hình thành các kĩ năng sống cơ bản cho các em học sinh.

b) Nội dung:

Nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL rất phong phú và đa dạng, vì thế cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ của các tập thể tổ nhóm bộ môn, cá nhân giáo viên cùng tham gia mới đem lại hiệu quả giáo dục như mong muốn. Đứng đầu mỗi tổ chuyên môn là một người chịu trách nhiệm trực tiếp quản ly điều hành mọi hoạt động của tổ, TTCM là những người làm công tác quản ly giáo dục trực tiếp ơ các tổ chuyên môn, đồng thời là trương tiểu ban các hoạt động GDNGLL. Trong trường THPT, TTCM làm việc trực tiếp dưới quyền của hiệu trương mà TTCM là trương các tiểu ban hoạt động GDNGLL vì vậy, phong cách lãnh đạo dân chủ, sự gương mẫu, tăng cường đối thoại cùng tham gia, biết lắng nghe, phân công trách nhiệm rõ ràng của các tổ trương chuyên môn sẽ nuôi dưỡng bầu không khí cơi mơ, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, là động lực giúp các thành viên đổi mới tư duy, hợp tác, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong nhà trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm cũng có vai trò rất quan trọng. Nếu TTCM là những cán bộ quản ly trực tiếp đối với đội ngũ các nhà giáo và mọi hoạt động của tổ chuyên môn thì giáo viên chủ nhiệm là những người quản ly trực tiếp các lớp học mọi hoạt động của lớp học. Vì vậy, trong mọi hoạt động TTCM, giáo viên chủ nhiệm có quan hệ gắn bó mật thiết nhất.

Quán triệt, nêu cao tính tiên phong, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là mối quan hệ giữa tổ chức Đoàn thanh niên với GVCN trong tổ chức các HĐGDNGLL theo định hướng giáo dục KNS là yếu tố quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đầu năm học, trên cơ sơ kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL đã được thông qua cuộc họp quán triệt nhiệm vụ năm học, hiệu trương nhà trường phân công trách nhiệm cho từng tổ, nhóm chuyên môn, tuỳ thuộc vào đặc điểm chuyên môn của tổ nhóm mình để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL sao cho hiệu quả. Kế hoạch hoạt động GDNGLL của tổ nhóm phải thống nhất với kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL của trường.

Ngoài ra, các bộ phận khác cũng phải tham gia như bộ phận phụ trách thư viện đảm bảo khâu chuẩn bị tài liệu, các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động; bộ phận bảo vệ nhà trường đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra hoạt động. Nói như vậy có nghĩa là để hoạt động GDNGLL được tổ chức có hiệu quả đòi hỏi phải có sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

Về phía giáo viên, đầu tiên phải kể đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh ơ lớp mình phụ trách. Qua thực tế nhà trường hoạt động của giáo viên chủ nhiệm chủ yếu dừng lại ơ khâu duy trì nề nếp học tập và kỷ luật của lớp chứ chưa đi sâu vào nội dung và hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL. Vì vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm ơ công tác này mờ nhạt và kém hiệu quả. Học sinh cho rằng, một số giờ sinh hoạt học sinh đã hình dung trước được nội dung vì đã biết lời nhận xét, đánh giá trong Sổ ghi đầu bài, nếu việc thực hiện nội qui, nền nếp chưa tốt, giờ sinh hoạt lớp GVCN thường phê bình, kiểm điểm ... tạo một cảm giác ức chế đối với học sinh.

Để khắc phục tình trạng trên, Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL cần định hướng cho GVCN tăng cường gặp gỡ trao đổi để thống nhất, tìm ra biện pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng khối, lớp. Tích cực bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm cho giáo viên.

Cần cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt cuối tuần theo hướng phát huy tính sáng tạo, tích cực và chủ động của học sinh. Hãy tạo điều kiện để học sinh làm chủ tiết sinh hoạt lớp, đây là cơ hội tốt nhất để GV lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của học sinh, hiểu và đồng cảm, từ đó tìm ra những biện pháp quản lí lớp tối ưu nhất; nên tìm và tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh; nên dành nhiều thời gian khen hơn là

trách phạt nặng nề. Từ những hoạt động bổ ích đó sẽ hạn chế những tiêu cực trong học tập cũng như rèn luyện của học sinh..

Bám sát nội dung kế hoạch của nhà trường, mỗi GVCN cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng thời gian biểu, từ đó, chủ động tổ chức hoạt động cho học sinh.

Đối với GV bộ môn, tuỳ vào đặc trưng bộ môn, gắn nhiệm vụ tổ chức hoạt động GDNGLL vào nội dung đổi mới phương pháp dạy học của mình. Ví dụ: Đối với môn Ngữ văn, dạy học phần Văn học dân gian, giáo viên có thể yêu cầu học sinh minh hoạ bằng hình thức sân khấu hoá một nội dung trong “Tấm Cám”, “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ”, hay có thể cho học sinh nhập vai các nhân vật cổ tích để giải quyết các mâu thuẫn chuyện từ đó lí giải sự hợp lí trong suy nghĩ của người xưa.... Có nghĩa là lồng ghép nội dung môn học trong hoạt động GDNGLL. Như thế, tạo nên hưng phấn ơ học sinh khi tiếp thu và khắc sâu kiến thức đã học.

Trên cơ sơ kế hoạch của trường, tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân, Ban chỉ đạo giám sát việc thực hiện tổ chức hoạt động GDNGLL theo chủ đề, chủ điểm hàng tuần, tháng.

Tiếp thu các y kiến phản hồi, đóng góp cũng như tư vấn kịp thời kỹ năng tổ chức hoạt động cho tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn và cá nhân trong quá trình thực hiện.

Có nhận xét đánh giá việc thực hiện tổ chức hoạt động GDNGLL trong các buổi họp giao ban hàng tuần

d) Điều kiện thực hiện:

Hội đồng giáo dục nhà trường đồng thời là tập thể thống nhất, “Dân chủ - kỉ cương - tình thương - trách nhiệm”.

Trương ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ rõ ràng, công bằng trong đánh giá, khen chê kịp thời.

3.2.5. Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cho từng giai đoạn thựchiện nhiệm vụ. hiện nhiệm vụ.

a) Mục đích:

Kiểm tra đánh giá để có sự điều chỉnh kịp thời và hợp ly đối với các giai đoạn thực hiện nhiệm vụ, phát huy những mặt đã làm được đồng thời phát hiện ra những

mặt còn sai sót. Từ đó đưa ra các biện pháp thực hiện đúng đắn đối với từng giai đoạn cụ thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.

b) Nội dung:

Việc kiểm tra đánh giá chỉ dừng lại ơ mục đích đánh giá thành tích, xếp loại thi đua chứ không nhằm vào việc nâng cao hiệu quả chất lượng của các hoạt động. Chính vì thế, các nhà quản lí giáo dục trường THPT nói chung, CBQL của nhà trường nói riêng cần phải thay đổi cách thức kiểm tra. Bơi lẽ, đánh giá hoạt động GDNGLL không chỉ dừng lại ơ kết quả như việc đánh giá dạy học mà cần phải đánh giá trong cả quá trình thực hiện: từ khâu chuẩn bị; diễn biến hoạt động; thái độ của cả GV và học sinh khi tham gia, kết quả hình thành y thức, nhân cách và ảnh hương của nó đến mục tiêu giáo dục.

Để làm tốt công tác này, cần phải căn cứ vào mục đích yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá, làm cơ sơ kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm cũng như điều chỉnh các hoạt động tiếp theo. Đề cao việc đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, “tránh đầu voi đuôi chuột” như một số trường đang mắc phải hiện nay.

Việc đánh giá rút kinh nghiệm phải được thực hiện từ cơ sơ: Từ lớp học, các bộ phận phụ trách tổ chức; lấy y kiến của học sinh, giáo viên và bộ phận chỉ đạo để có những điều chỉnh kịp thời.

Ban chỉ đạo tự xây dựng lực lượng kiểm tra hoạt động GDNGLL, bao gồm: Đại diện Đoàn thanh niên, GVCN theo dõi, kiểm tra đánh gía hoạt động của các Chi đoàn các thành viên trong lớp; tổ chuyên môn theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc tham gia của giáo viên. Kết quả đánh giá hoạt động GDNGLL là một tiêu chí thi đua quan trọng của tập thể, cá nhân để xếp loại thi đua cho cả năm học.

c) Cách thức thực hiện:

Bước 1: Xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện tổ chức hoạt động GDNGLL cho tập thể, cá nhân trong cả năm học.

Bước 2: Ban chỉ đạo công bố và theo dõi việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL theo từng hoạt động của từng tuần, tháng đối với từng khối lớp.

Bước 3: Tập hợp, sơ kết đánh giá nhận xét cho tập thể cá nhân sau mỗi hoạt động. Kết quả theo dõi làm cơ sơ để đánh giá xếp loại thi đua cho tập thể, cá nhân từng

kì và cả năm học.

d) Điều kiện thực hiện:

- Giáo viên và CBQL phải hiểu rõ vai trò của kiểm tra, đánh giá hoạt động hoạt động GDNGLL để giúp giáo viên tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy của mình.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức kiểm tra; các tiêu chí đánh giá cần phải cụ thể, dễ hiểu, dễ làm.

- Đội ngũ làm công tác kiểm tra, đánh giá phải nắm vững quy chế, quy định, trung thực, khách quan.

- Công tác kiểm tra phải linh hoạt, phải kết hợp kiểm tra lường trước, kiểm tra đồng thời và kiểm tra sau khi hoạt động đã hoàn thành.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối nhưng lại có quan hệ chi phối, ràng buộc và phụ thuộc vào nhau. Ở từng điều kiện và thời điểm khác nhau, vị trí của mỗi biện pháp có tầm quan trọng khác nhau, có khi biện pháp này là kết quả để thực hiện các biện pháp kế tiếp. Cụ thể nếu làm tốt biện pháp 1: nâng cao nhận thức thì cán bộ quản lí, ban chỉ đạo, tập thể cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh sẽ thông suốt về tư tương từ đó có y thức, thái độ, động cơ đúng đắn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp tiếp theo. Nếu làm tốt biện pháp 2: xây dựng kế hoạch hoạt động theo định hướng giáo dục KNS sẽ tạo ra được phương hướng, mơ đường cho các biện pháp khác. Nếu làm tốt biện pháp 3, 4: tổ chức, chỉ đạo các hoạt động GDNGLL theo hướng tích hợp giáo dục KNS tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cho biện pháp 5. Biện pháp 5 làm tốt sẽ hỗ trợ đắc lực, chi phối các biện pháp còn lại. Trong các biện pháp được đề suất, biện pháp quản ly : chỉ đạo các HĐGDNGLL theo định hướng giáo dục KNS là biện pháp giữ vai trò quyết định trong quản ly.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông số 3 Bảo Yên huyện Bảo Yên tỉnh Lào cai (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w