BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông số 3 Bảo Yên huyện Bảo Yên tỉnh Lào cai (Trang 48 - 51)

- Học sinh thiếu hụt kĩ năng sống và có nhiều biểu hiện tiêu cực không thích ứng được với những biến đổi và khó khăn của môi trường.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THPT SỐ 3 BẢO YÊN HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu đòi hỏi khi đề xuất các biện pháp quản ly hoạt động GDNGLL theo định hướng giáo dục KNS cho học sinh trường THPT số 3 Bảo Yên huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai phải đảm bảo các vấn đề sau:

Thứ nhất: Nắm vững các yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục làm cơ sơ cho việc phân tích các chương trình môn học và hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục THPT

Thứ hai: Trong quá trình tích hợp mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL và mục tiêu của giáo dục KNS cần lấy mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL làm cơ sơ cho sự tích hợp.

Thứ ba: Việc đề xuất các biện pháp giáo dục HĐNGLL theo định hướng giáo dục KNS cho học sinh trường THPT số 3 Bảo Yên căn cứ vào các KNS cơ bản để thiết kế nội dung cho từng biện pháp.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất phải được xây dựng trên cơ sơ kế thừa truyền thống, kinh nghiệm quản ly tổ chức giảng dạy, học tập của nhà trường; kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục NGLL và kinh nghiệm giáo dục KNS nói chung, giáo dục KNS cho học sinh THPT nói riêng để từ đó vận dụng vào thực tế tại trường của mình, phát huy được những ưu điểm, thế mạnh, những tiềm năng sẵn có của nhà trường; Kế thừa các kết quả nghiên cứu về hoạt động giáo dục NGLL và giáo dục KNS để nâng cao chất lượng giáo dục KNS thông qua các hoạt động GDNGLL tại nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của trường THPT, thẩm quyền của nhà giáo trong thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục.

Trong đó cần xác định rõ những yếu tố ảnh hương đến tính khả thi đối với các biện pháp như thế nào. Phải dự kiến: Nhân lực; Thời gian và không gian thực hiện biện pháp; Từng hoạt động phải triển khai;Cơ sơ vật chất cho hoạt động...

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

+ Xác định rõ các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục NGLL và các yếu tố cấu trúc của giáo dục KNS cho học sinh THPT.

+ Mô tả cụ thể các yếu tố cấu trúc của hệ thống mới được thiết lập từ sự tích hợp các yếu tố cấu trúc của giáo dục KNS cho học sinh THPT với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục NGLL.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục NGLL theođịnh hướng giáo dục KNS cho học sinh trường THPT số 3 Bảo định hướng giáo dục KNS cho học sinh trường THPT số 3 Bảo Yên huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai

3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục các lực lượng trong và ngoài nhà trườngvề hoạt động GDNGLL theo định hướng giáo dục KNS về hoạt động GDNGLL theo định hướng giáo dục KNS

a) Mục đích:

Mục đích của biện pháp này là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt, biện pháp này giúp cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò, y nghĩa, tính cấp bách phải nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL, giáo dục KNS cho học sinh..

b) Nội dung:

Nội dung của biện pháp này là phân tích, thuyết phục, ng riáo dục, tác động vào nhận thức làm cho các đối tượng quản ly, đặc biệt là giáo viên, phụ huynh học sinh nhận thức đúng đắn và tự nguyện chấp hành yêu cầu của hiệu trương, từ đó có những biện pháp cụ thể, phù hợp để thực hiện nhiệm vụ. Cơ sơ của biện pháp này là những qui luật tâm ly, nhận thức, đó là cơ sơ của thái độ và hành vi. Cho nên tác động vào nhận thức là cơ sơ dẫn đến hành vi đúng đắn.

Hiệu trương có thể làm cho các thành viên thay đổi nhận thức bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục.

Trong thực tế, nhiều người nghĩ rằng tổ chức các hoạt động GDNGLL, giáo dục KNS thật đơn giản, khi cần sẽ tổ chức được ngay, nhưng thực tế đã chứng minh

không phải như vậy. Nếu các thành viên trong Ban chỉ đạo không hiểu được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tầm quan trọng của mình đối với tổ chức thì sẽ không thể lãnh đạo được các thành viên trong tiểu ban theo đúng yêu cầu. Khi chất lượng hoạt động không đảm bảo, các thành viên trong Ban chỉ đạo sẽ không nghĩ chính mình là nguyên nhân. Cho nên, nhất thiết phải trang bị cho các thành viên của Ban chỉ đạo nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ...của họ, chính họ sẽ là tuyên truyền viên đưa thông điệp đến đồng nghiệp, học trò và phụ huynh học sinh.

Nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên là việc làm trực tiếp của hiệu trương. Mỗi hiệu trương sẽ có ưu thế, cách làm riêng. Có thể thông qua hình thức tuyên truyền tại các hội thảo, các buổi sinh hoạt, các câu lạc bộ. Có thể tổ chức thông qua việc xây dựng tủ sách quản ly, đặt mua các loại sách báo, tạp chí. Hướng dẫn cán bộ, giáo viên tiếp xúc với hệ thống các quan điểm về vai trò của quản ly đối với sự phát triển. Xây dựng nền nếp, thói quen đọc sách báo, viết các bản thu hoạch, sáng kiến kinh nghiệm... Tổ chức cho họ có cơ hội để trình bày, trao đổi những thu hoạch đó trước tập thể nhằm khẳng định nhận thức của mình. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông số 3 Bảo Yên huyện Bảo Yên tỉnh Lào cai (Trang 48 - 51)