Tỷ giá hối đoái và hệ thống tài chính quốc tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 74)

X I M= N

c. Sự chế ngự chukỳ kinh doanh của chính sách ổn định kinh tế

7.2.2. Tỷ giá hối đoái và hệ thống tài chính quốc tế

a. Tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác hay tỷ giá hối đoái là sự so sánh sức mua của đồng tiền nội tệ so với đồng ngoại tệ.

- Các nhà kinh tế thường đề cập đến 2 loại tỷ giá hối đoái:

+ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền thường được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày như tạp chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình…

+ Tỷ giá hối đoái thực tế: Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa.(chỉ số giá cả trong nước/chỉ số giá cả nước ngoài) = e.(P/P*)

b. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà trong đó đồng tiền của quốc gia này có thể đổi lấy đông tiền của quốc gia khác. Nói cách khác, thị trường ngoại hối là thị trường mua bán ngoại tệ.

* Cầu về tiền

- Cầu về tiền của một nước phát sinh trên thị trương ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra tại nước đó

- Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu về tiền

+ Khả năng xuất khẩu của đất nước (nhu cầu của nước ngoài về hàng hoá và dịch vụ của nước đó). Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó trên thị trường ngoại hối càng lớn.

+ Nhu cầu của nước ngoài đối với việc mua tài sản của nước đó, đây chính là hoạt động đầu tư nước ngoài tại nước sở tại, khi lãi suất của nước đó cao hơn lãi suất thế giới.

+ Nhu cầu của nước ngoài trong việc dùng tiền của nước sở tại làm phương tiện thanh toán và dự trữ nếu tiền của nước sơ tại là đồng tiền mạnh.

+ Nhu cầu đầu cơ tiền của nước sở tại khi giá tiền nước đó đang tăng cao.

+ Cầu vê tiền còn phụ thuộc vào giá tiền của nước sở tại tính bằng tiền nước ngoài (e), nếu tỷ giá hối đoái tăng thì cầu về tiền giảm.

- Đường cầu về một loại tiền trên thị trường ngoại hôi là một hàm tỷ giá hối đoái của nó. Đường này dốc xuống về phía phải, hàm ý là tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn trên thị trường quốc tế và càng ít hàng hoá được xuất khẩu hơn.

* Cung về tiền

- Tiền của một nước được cung ứng ra thị trường tiền tệ quốc tế khi dân cư trong nước mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra ở các nước khác.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến cung về tiền

+ Nhu cầu của nước sở tại đối với việc mua hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài. Đây chính là khả năng nhập khẩu của nước sở tại.

+ Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của nước sở tại.

+ Nhu cầu của nước sở tại trong việc mua tiền nước ngoài (những đồng tiền mạnh) để làm phương tiện thanh toán và dự trữ.

+ Cung về tiền cũng phụ thuộc vào giá tiền nước sở tại (tỷ giá hối đoái tăng thì cung tiền cũng tăng).

+ Tỷ lệ lạm phát của nước sở tại càng cao hơn tỷ lệ lạm phát của nước ngoài thì cung tiền càng tăng.

- Một nước nhập khẩu càng nhiều thì đồng tiền của nước ấy sẽ được đưa vào thị trường tiền tệ quốc tế càng nhiều.

- Đường cung về tiền của một nước trên thị trường ngoại hối là hàm của tỷ giá hối đoái của nó. Đường này dốc lên về phía phải, hàm ý là tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ hơn so với hàng hoá trong nước và hàng hoá được nhập khẩu vào nước đó càng nhiều (tỷ giá hối đoái e tăng thì cung tiền tăng).

Hình 7.1. Thị trường ngoại hối của VND so với USD

Các tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua quan hệ cung, cầu trên thị trường ngoại hối. Bất kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền trên thị trường ngoại hối hoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên và ngược lại.

c. Hệ thống tiền tệ quốc tế

Hai yếu tố cơ bản quyết định sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế là: Cách thức xây dựng chế độ tỷ giá hối đoái và các dạng dự trữ tiền tệ quốc tế.

Có nhiều kiểu hệ thống đã được dùng để thiết lập các tỷ giá hối đoái như: hệ thống tỷ giá cố định, hệ thống tỷ giá thả nổi (linh hoạt), hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý.

- Hệ thống tỷ giá hối đoái tự do (linh hoạt)

Đó là hệ thống tỷ giá hối đoái tự do không có sự can thiệp của Chính phủ. Tỷ giá hối đoái của tièn nước này so với tiền nước khác được xác định trên cơ sở vận hành tự do của cơ chế thị trường. Nó nhanh chóng phản ánh kịp thời giá trị tiền của nước này trong quan hệ tiền với nước khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, nhất là thời kỳ tự do cạnh tranh.

Trước năm 1971, nhiều nhà kinh tế đã ủng hộ việc để các tỷ giá hối đoái thả nổi tự do và dự tính rằng các tỷ giá sẽ tương đối ổn định vì đầu cơ sẽ giữ chúng sát với sự ngang bằng của sức mua (1 đơn vị tiền tệ phải có giá trị thực tế như nhau ở mọi quốc gia). Nhưng trong thực tế, hệ thông này đã chao đảo quá mạnh và đã tách rời khỏi sự ngang bằng sức mua trong thời kỳ dài, vì:

Mục tiêu của chính sách tiền tệ của mỗi nước khác nhau đã tác động mạnh đến tỷ giá hối đoái. Mặt khác, lĩnh vực đầu cơ tuy không liên quan trực tiếp đến thương mại quốc tế nhưng tác động rất lớn đến tỷ giá hối đoái. Những trao đổi dự kiến của một nước bị đảo lộn do những biến động về cơ cấu kinh tế nước khác. Đó là những khó khăn thực sự cho hoạt động ngoại thương.

- Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý

E e (USD/VND) e0 Mo M (VND) S D O

Hệ thống này được hình thành và thay đổi trước hết theo yêu cầu của thị trường. Nhưng ở một chừng mực nhất định Chính phủ các nước có can thiệp (thường là thoả thuận trong 1 khối) nhằm ngăn chặn những chao đảo lớn để cho quan hệ ngoại thương thoát khỏi những mâu thuẫn, bế tắc.

Trong nền kinh tế hỗn hợp, đây là 1 hệ thống thích hợp có thể khắc phục những nhược điểm của thị trường tự do, thả nổi để hỗ trợ cho việc phát triển ngoại thương, sự thoả thuận của các Chính phủ về tỷ giá hối đoái thường được thực hiện trong cùng một khối buôn bán, song cũng có sự đấu tranh gay gắt. Vì vậy, khó có thể có một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý 1 cách hoàn hảo.

*) Tài liệu học tập

1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Kinh tế học vĩ mô - NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Kinh tế học vĩ mô - Học viện Tài chính - NXB Tài chính - Hà Nội, 2005. 3. Bài tập kinh tế vĩ mô - Trường ĐHKTQD - NXB Thống kê - Hà Nội, 1998

*) Câu hỏi

1. Lợi thế so sánh là gì? Trình bày nội dung nguyên tắc lợi thế so sánh?

2. Phân tích những lợi ích kinh tế của các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế? 3. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế?

4. Phân tích các nhân tố tác động đến cầu, cung của thị trường ngoại hối? 5. Phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa với tỷ giá hối đoái thực tế?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w