Sự phối hợp giữa hai chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 48)

X I M= N

4.6. Sự phối hợp giữa hai chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ

Hình 4.10.Chính sách tài khoá mở rộng trên mô hình IS-LM

Chính sách tài khoá với việc tăng chi tiêu của Chính phủ (G), làm cho tổng cầu tăng, làm dịch chuyển đồ thị tổng cầu đồng thời cũng làm dịch chuyển đường IS. Hình 4.10 cho biết thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ cân bằng tại E0, điểm cắt nhau IS0 và LM0, với mức thu nhập Y0 và lãi suát r0. Giả sử Chính phủ thực thi chính sách tài khoá, với việc tăng chi tiêu, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và chi tiêu công cộng bằng nguồn tiền bán trái phiếu. Như vậy mức cung tiền không đổi, đường LM không dịch chuyển. Do Chính phủ tăng chi tiêu làm cho tổng cầu AD tăng, đồ thị AD dịch chuyển tăng, đường IS cũng dịch chuyển từ IS0 -> IS1. Điểm cân bằng chung là E1, điểm cắt nhau giữa IS1 và LM0, lãi suất r1, thu nhập Y1. Đáng lẽ thu nhập cao hơn nhưng do Chính phủ tăng chi tiêu làm cho cầu tiền MD tăng, lãi suất tăng từ r0 -> r1 (r0 < r1). Do lãi suất tăng gây nên hiện tượng “tháo lui đầu tư”, quy mô tháo lui lại phụ thuộc vào độ dốc của đường LM nên sản lượng chỉ đạt ở mức Y1.

Nếu như Chính phủ thực thi chính sách tài khoá, tăng chi tiền, đồng thời NHTƯ thực thi chính sách tiền tệ lỏng (mở rộng cung tiền), đường cung tiền dịch chuyển, lãi suất sẽ không tăng vẫn là r0. Cung tiền tăng, nên đường LM cũng dịch chuyển từ LM0, LM1.

r1 ro Eo E1 LMo ISo IS1 r Y Y1 Yo O 0 Y Y Y Y IS0 IS1 LM 1 LM0 E1 E0 E2 r 0 44

Hình 4.11.Phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ

Vị trí cân bằng mới E2, điểm cắt nhau giữa LM1 và IS1, với mức lãi suất vẫn là r0, không gây nên hiện tượng “tháo lui đầu tư” và sản lượng đạt tại Y2 (Y2>Y1>Y0).

*) Tài liệu học tập

1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Kinh tế học vĩ mô - NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Kinh tế học vĩ mô - Học viện Tài chính - NXB Tài chính - Hà Nội, 2005. 3. Bài tập kinh tế vĩ mô - Trường ĐHKTQD - NXB Thống kê - Hà Nội, 1998

*) Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày khái niệm và chức năng của tiền tệ trong kinh tế vĩ mô? 2. Số nhân tiền là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới số nhân tiền?

3. Trình bày chức năng của Ngân hàng Trung ương. Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương?

4. Đường IS là gì? Các xây dựng đường IS? 5. Đường LM là gì? Các xây dựng đường LM?

6. Phân tích tác động của chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ trong mô hình IS-LM?

*) Bài tập

Bài 4.1. Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau:

Y = 1200 tỷ USD; k = 0,2; MSn = 150 tỷ USD; P = 1; h = 5. 1. Tính lãi suất cân bằng của thị trường tiền tệ?

2. Giả sử thu nhập tăng thêm 120 tỷ USD. Xác định lãi suất cân bằng mới? 3. Vẽ đồ thị minh hoạ kết quả trên

Bài 4.2.

Các Ngân hàng Thương mại của một nền kinh tế có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Tiền cơ sở trong nền kinh tế là 120 tỷ USD. Giả sử không có tiền dự trữ trong dân. Hãy xác định mức cung tiền tối đa?

Giả sử Ngân hàng Trung ương chỉ đạo giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 15%. Xác định mức cung tiền trong trường hợp này?

Bài 4.3.

Trong một nền kinh tế, quá điều tra các Ngân hàng Thương mại có tỷ lệ dự trữ là 12,4%. Qua điều tra công chúng giữ tiền mặt là 25%. Tiền mạnh trong nền kinh tế là 250 tỷ USD.

1. Xác định giá trị của số nhân tiền? 2. Tính mức cung tiền trong nền kinh tế?

Bài 4.4. Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau:

MD = 0,2Y – 4r MS = 200

1. Viết phương trình đường LM và biểu diễn trên đồ thị?

2. Giả sử đường IS được xác định bằng biểu thức Y = 1250. Hãy xác định sản lượng vfa lãi suất cân bằng đồng thời trên hai thị trường?

Bài 4.5. Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ có những thông số sau: (ĐVT: tỷ USD)

C = 50+0,75 YD G = 100

T = 0,2Y MD = 40 +0,2Y-8r

I = 100-10r MS = 100

1. Viết phương trình biểu diễn đường IS và đường LM?

2. Xác định mức lãi suất cân bằng đồng thời trên hai thị trường?

3. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng 10 tỷ USD. Hãy xác định sản lượng và lãi suất cân bằng mới?

4. Giả sử Ngân hàng trung ương tăng mức cung tiền thêm 10 tỷ USD. Hãy xác định sản lượng và lãi suất cân bằng trong trường hợp này?

Bài 4.6: Một nền kinh tế giả định với các số liệu kinh tế vĩ mô được cho như sau: (ĐVT:

tỷ USD)

C = 200 + 0,75Y MD = 100 + 0,25Y - 500r

I = 180 – 100r MSn = 300

G = 120 P = 2

a/. Thiết lập phương trình đường IS, LM và tìm sản lượng, lãi suất cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường? Xác định độ dốc của đường IS, LM?

b/. Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ khi Chính phủ giảm chi tiêu 50 tỷ USD và Ngân hàng Trung ương tăng mức cung tiền 40 tỷ USD?

c/. Để giữ cho lãi suất cân bằng (đó tìm được ở câu a) không đổi khi Chính phủ giảm chi tiêu 50 tỷ USD, thì Ngân hàng Trung ương phải thay đổi mức cung tiền một lượng là bao nhiêu? Minh hoạ các kết quả lên đồ thị?

Bài 4.7: Một nền kinh tế giả định với các số liệu kinh tế vĩ mô được cho như sau: (ĐVT:

tỷ USD)

C = 184 + 0,8YD T = 80

I = 150 - 100r MD = 0,2Y - 100r

G = 140 MSn = 1000

P=4

a/. Thiết lập phương trình đường IS, LM? Tìm sản lượng và lãi suất cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường? Xác định độ dốc của đường IS, LM?

b/. Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ khi Chính phủ tăng chi tiêu thêm 60 tỷ USD và Ngân hàng Trung ương tăng mức cung tiền thêm 30 tỷ USD?

c/. Để giữ cho sản lượng cân bằng (đó tìm được ở câu a) không đổi khi Chính phủ tăng chi tiêu thêm 60 tỷ USD, thì Ngân hàng Trung ương phải thay đổi mức cung tiền một lượng là bao nhiêu? Minh hoạ các kết quả lên đồ thị?

Chương 5

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w