X I M= N
5.1.2. Những yếu tố quyết định tổng cung
Các nhân tố quyết định đến tổng cung được chia thành 2 nhóm chính sau đây:
* Sản lượng tiềm năng: trong chương 2 đã cho biết sản lượng tiềm năng là sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể sản xuất ra được trong điều kiện toàn dụng nhân công mà không gây ra lạm phát, tương ứng với tỷ lệ thất nghiệt tự nhiên. Điều này nói lên rằng sản lượng tiềm năng của một nước là lượng sản xuất tối ưu với điều kiện cho trước về các nguồn lực khan hiếm sẵn có (vốn, lao động, đất đai…), công nghệ, trình độ quản lý…
- Các nguồn lực khan hiếm sẵn có bao gồm vốn, lao động, đất đai…, quyết định các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Khai thác, sử dụng phối hợp các yếu tố đầu vào hợp lý sẽ làm tăng sản lượng tiềm năng và tổng cung.
- Công nghệ và hiệu quả của công nghệ: tổng cung chịu ảnh hưởng rất lớn bởi công nghệ và mức độ hiệu quả của nó được các tác nhân trong nền kinh tế sử dụng, cải tiến và đổi mới công nghệ theo chiều hướng đúng thì tổng cung tăng. Điều này đã được thể hiện rất rõ nét đối với Việt Nam khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng XHCN, công nghệ thường xuyên được đổi mới theo hướng tích cực nên tổng cung tăng lên nhanh, góp phần đáng kể vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
* Chi phí sản xuất
- Tiền lương: chế độ tiền lương hàng tháng đều ảnh hưởng đến lượng cung. Nếu tiền lương thấp dẫn đến chi phí sản xuất thấp (giả định với các yếu tố khác là không đổi) thì lượng cung sẽ tăng lên và ngược lại.
- Các chi phí đầu vào khác: giá dầu mỏ tăng hay giảm, các quy định môi trường khắt khe hay ít khắt khe đều ảnh hưởng đến tổng cung, giá dầu mỏ tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất và từ đó làm giảm tổng cung và ngược lại.
- Giá nhập khẩu: nếu giá ở nước ngoài giảm, tỷ giá hối đoái tăng lên thì giá nhập khẩu giảm xuống, dẫn đến chi phí sản xuất giảm, từ đó tổng cung tăng.
Tất cả những nhân tố tác động đến tổng cung nói trên đều là các yếu tố ngoại sinh nên làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang trái hoặc phải.