Hoạt động của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 35)

X I M= N

4.2.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng

4.2.2.1. Khái quát tổ chức bộ máy ngân hàng

Ngân hàng Trung ương: là một cơ quan của chính phủ có chức năng giám sát sự hoạt động của hệ thống ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo chính sách tiền tệ.

Ngân hàng trung gian, xét theo nghĩa hẹp là những ngân hàng giao dịch với công chúng trong việc nhận tiền gửi và cho vay, nếu xét theo nghĩa rộng là tất cả các tổ chức giao dịch với công chúng trong việc nhận tiền gửi và cho vay (còn được gọi là trung gian tài chính)

4.2.2.2. Ngân hàng thương mại và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

a) Chức năng của ngân hàng thương mại (NHTM)

+ Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt, kinh doanh tiền. Việc kinh doanh phải tuân thủ theo luật pháp, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, lời ăn lỗ phải chịu.

Ngoài ra, NHTM còn thu về các khoản lợi khác như đầu tư góp vốn sản xuất kinh doanh, kinh doanh bất động sản, dịch vụ ngân hàng...

+ Hoạt động môi giới tài chính, cũng như các quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm... Ngân hàng nhận tiền gửi của người này (cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội...) cho người khác vay kiếm lời. NHTM có thể coi là tổ chức môi giới tài chính, đóng vai trò trung gian, làm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn.

+ Hỗ trợ chính sách tài khoá của Chính phủ bằng cách mua trái phiếu của Chính phủ. Việc mua trái phiếu của Chính phủ chính là NHTM cho Chính phủ vay. Trái phiếu Chính phủ là phiếu ghi nợ có đảm bảo của Chính phủ, có thời hạn, có lãi suất. Khi cần đầu tư cho một chương trình nào đó, ngân sách thiếu, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu qua hệ thống kho bạc Nhà nước.

+ Thực thi các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng như dich vụ chuyển tiền, dịch vụ hoán đổi ngoại tệ...

b) Bảng cân đối kinh doanh của NHTM

Tài sản ---Các khoản nợ

1- Mức dự trữ hiện có Ra 1- Các khoản tiền gửi không kỳ hạn + Tỷ lệ dự trữ thực tế ra 2- Các khoản tiền gửi có kỳ hạn

2- Mua chứng khoán 3- Các khoản uỷ thác

3- Đầu tư cho các dự án 4- Các khoản nợ khác 4- Để dưới dạng tài sản khác

5- Cho vay

Tổng dư tài sản: S xxx Tổng dư nợ: S xxx

Nguyên tắc chung là tổng số dư tài sản phải bằng tổng dư nợ, nếu mất cân đối phải có biện pháp kiểm tra, xác định giải quyết kịp thời.

c) “Quá trình tạo tiền” của các ngân hàng thương mại

• Tình huống NHTM dự trữ với tỷ lệ r a = rb và dân chúng không giữ tiền mặt:

Trong quá trình hoạt động, NHTƯ yêu cầu các NHTM phải để tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb đối với các khoản tiền gửi không kỳ hạn (D)

Trong hệ thống ngân hàng, có nhiều NHTM hoạt động. Giả sử tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% (rb = 10%). NHTM số 1 nhận khoản tiền gửi không kỳ hạn 100 USD. Vậy, tài khoản ngân hàng số 1 như sau:

NHTM số 1

Tài sản--- Các khoản nợ + Dự trữ (Rb) 10 USD + Tiền gửi 100 USD + Cho vay 90 USD

Tổng tài sản NHTM số 1 vẫn là 100 USD, bằng tổng dư nợ

Cung ứng tiền trong nền kinh tế trước khi NHTM số 1 cho vay MS = 100 USD dưới dạng tiền gửi vào ngân hàng. Nhưng khi NHTM này thực hiện nghiệp vụ cho vay, cung ứng tiền tăng lên. Người gửi vẫn gửi 100 USD tiền gửi không kỳ hạn, nhưng người vay tiền của ngân hàng số 1 nắm giữ 90 USD tiền mặt. Cung tiền bằng tổng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn, 100 + 90 = 190 USD.

Như vậy, khi NHTM giữ một phần tiền gửi dưới dạng dự trữ, nó đã tạo ra tiền.

Quá trình tạo ra tiền không dừng lại ở NHTM số 1. Giả sử những người vay tiền của NHTM số 1 sử dụng 90 USD để mua hàng hoá, người bán hàng thu được 90 USD tiền mặt, Họ quyết định gửi toàn bộ số tiền vào NHTM số 2, ta có tài khoản chữ T

NHTM số 2

Tài sản--- Các khoản nợ

+ Dự trữ (Rb) 9 USD + Tiền gửi 90 USD + Cho vay 81 USD

NHTM số 2 cũng để tỷ lệ dự trữ rb = 10%, nó sẽ nắm giữ tài sản 9 USD dưới dạng dự trữ và cho vay 81 USD. Bằng cách này NHTM số 2 đã tạo thêm lượng tiền là 81 USD. Nếu 81 USD tiền mặt cũng lại được huy động gửi vào NHTM số 3, ta có tài khoản chữ T như sau:

NHTM số 3

Tài sản--- Các khoản nợ + Dự trữ (Rb) 8,1 USD + Tiền gửi 81 USD + Cho vay 72,9 USD

Quá trình cứ tiếp diễn, qua mỗi lần tiền mặt được gửi vào ngân hàng, ngân hàng cho vay tiền lại tạo ra thêm tiền. Tổng cộng ta có:

- Tiền gửi ban đầu = 100 USD

- Cho vay của NHTM số 1 = 90 USD (100 USD x 90%) - Cho vay của NHTM số 2 = 81 USD (90 USD x 90%) - Cho vay của NHTM số 3 = 72,2 USD (81 USD x 90%) - ...

- Tổng mức cung tiền (MS) = 1000 USD

Nếu tiếp tục cộng chuỗi các con số trong ví dụ trên, ta sẽ thấy 100 USD dự trữ tạo thêm lượng tiền bằng 1000 USD. Lượng tiền do hoạt động của hệ thống ngân hàng tạo ra từ mỗi đô la dự trữ được gọi là số nhân tiền (m1)

100 USD dự trữ tạo ra 1000 USD và như vậy số nhân tiền bằng 10 = rb

1

• Tình huống NHTM dự trữ một phần tiền gửi và r a > rb

Xác định mức cung tiền (MS), mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán, nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHTM.

Hình 4.1. Xác định mức cung tiền

Mức cung tiền trước hết được quyết định bởi quy mô của lượng tiền cơ sở (MB) và số nhân tiền (m)

MB = H

U DU R U R

Hình 4.1 cho biết tiền cơ sở MB là do NHTƯ phát hành bao gồm tiền trong lưu thông (U) và tiền dự trữ tại các ngân hàng (D). Các khoản tiền gửi ngân hàng là bội số của tiền dự trữ của các ngân hàng.

Trên giác độ kinh tế quốc dân, số nhân tiền là tỷ số giữa mức cung tiền tệ và tiền cơ sở

m = MB MS => MS = m.MB Số nhân tiền m1 = rb 1

ở phần trên được tính khi chúng ta giả định toàn bộ lượng tiền tệ được giao dịch thông qua hệ thống NHTM và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (ra = rb).

Trong thực tế, một phần tiền được công chúng giữ lại dưới dạng tiền mặt (không gửi 100% vào ngân hàng) và tỷ lệ dự trữ thực tế lớn hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc (ra > rb).

Hình 4.1 trình bày mối quan hệ giữa tiền cơ sở và mức cung tiền MB = U + R

MS = U + D Tỷ lệ tiền mặt lưu thông so với tiền gửi

s =

D U

=> U = s.D

Trong đó: s - là tỷ lệ giữ tiền Tỷ lệ dự trữ thực tế (ra) ra = D R => R = ra.D Từ MB = U + R ta có MB = s.D + ra.D <=> MB = D.(s + ra) => D = ra s+ 1 .MB Từ MS = U + D <=> MS = s.D + D <=> MS = D(1 + s) Thay D = ra s+ 1 .MB vào ta có: MS = ra s s + + 1 .MB

Dựa vào công thức tính mức cung tiền, NHTƯ tác động tăng giảm cung tiền để thực thi chính sách tiền tệ. Số nhân tiền m2 = ra s s + + 1

Muốn tăng MS, NHTƯ có thể tăng m2 và MB. Tăng MB phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế, phải đặc biệt quan tâm đến chỉ số tiền hàng

GDP

M2

, duy tì ổn định chỉ số này để đảm bảo ổn định sức mua của tiền, ổn định phát triển kinh tế.

Số nhân tiền m2 phụ thuộc tỷ lệ giữ tiền trong dân (s) và tỷ lệ dự trữ thực tế (ra) + Tỷ lệ giữ tiền trong dân (s) phụ thuộc:

- Tốc độ tăng tiêu dùng

- Thói quen thanh toán của xã hội

- Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của các NHTM + Tỷ lệ dự trữ thực tế (ra)

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb) do NHTƯ quy định.

- Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của các ngân hàng buộc các NHTM dự trữ tiền nhiều hơn quy định (ra > rb)

- NHTM tính toán thiệt hại do phải trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.

4.2.2.3 Ngân hàng Trung ương và vai trò kiểm soát thị trường tài chính

a) Chức năng của ngân hàng Trung ương (NHTƯ) NHTƯ có các chức năng cụ thể sau:

* NHTƯ là ngân hàng của các NHTM, chức năng này được thể hiện ở những nghiệp vụ cụ thể sau:

+ Giữ tài khoản dự trữ cho các NHTM, trước hết là khoản dự trữ đối với loại tiền gửi không kỳ hạn (D)

+ Đóng vai trò trung gian trong tiến trình thanh toán liên NHTM

+ Đóng vai trò là “người cho vay”, là phương sách cuối cùng đối với một vài NHTM trong trường hợp khẩn cấp.

* NHTƯ là ngân hàng của Chính phủ. Chức năng này thể hiện: + NHTƯ giữ tài khoản cho Chính phủ

+ Nhận tiền gửi và cho vay đối với hệ thống kho bạc Nhà nước.

+ Hỗ trợ chính sách tài khoá của Chính phủ bằng việc mua trái phiếu của Chính phủ. * Thay mặt Chính phủ kiểm soát mức cung tiền để thực thi chính sách tiền tề, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.

* Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của thị trường tài chính.

Ngoài ra NHTƯ có dự trữ lớn về tiền, vàng, ngoại tệ và các chứng chỉ tài chính. NHTƯ là cơ quan độc quyền phát hành tiền khi cần thiết (được phép của Chính phủ). b) Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của NHTƯ

NHTƯ điều chỉnh mức cung tiền, từ đó tác động đến lãi suất (r), bằng nhiều công cụ nhằm tác động đến tiền mạnh và số nhân tiền tệ, thực thi chính sách tiền tệ.

Ngoài ra NHTƯ kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín dụng trước hết là khoản tiền gửi không kỳ hạn (D) của các Ngân hàng thương mại. Các công cụ NHTƯ thường dùng:

+ Nghiệp vụ thị trường mở: NHTƯ thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua hoặc bán trái phiếu của Chính phủ cho công chúng. Khi muốn tăng cung tiền, NHTƯ chỉ đạo mua trái phiếu trên thị trường. Lượng tiền mặt bỏ ra mua trái phiếu làm tăng lượng tiền trong lưu thông, góp phần làm tăng cung tiền.

Ngược lại, để cắt giảm cung tiền, NHTƯ thực hiện nghiệp vụ bán trái phiếu, lượng tiền trong lưu thông sẽ giảm.

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ của chính sách tiền tệ mà NHTƯ thường dùng. + Chỉ đạo để tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb)

NHTƯ tác động đến cung tiền thông qua tỷ lệ dự trữ, bởi lẽ tỷ lệ dự trữ cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền.

1

m1 = --- rb

Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb) tăng sẽ làm cho giá trị số nhân giảm, cung về tiền sẽ giảm và ngược lại.

+ Lãi suất chiết khấu:

Lãi suất chiết khấu là lãi suất NHTƯ áp dụng khi cho các Ngân hàng thương mại vay tiền. Khi không đủ mức dự trữ bắt buộc, Ngân hàng thương mại phải vay tiền NHTƯ. Điều này có thể xảy ra khi ngân hàng cho vay quá nhiều, hoặc có quá nhiều khoản tiền được rút ra. Khi NHTƯ cho các NHTM vay tiền, dự trữ của họ tăng lên, và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn. Mặt khác NHTƯ có thể thay đổi cung tiền bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Khi lãi suất chiết khấu tăng NHTM vay ít tiền và ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm thì khuyến khích các NHTM vay tiền dẫn tới lượng dự trữ tăng, cung tiền tăng.

Ngoài ra khi GNP tăng, NHTƯ phát hành bổ sung thêm tiền cũng thông qua lãi suất chiết khấu, NHTƯ cho các NHTM vay với mục đích tung tiền vào nền kinh tế.

Ngoài ba công cụ trên, NHTƯ còn vận dụng một số công cụ tạm thời có tính chất can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ như quy định hạn mức tín dụng, trực tiếp quy định lãi suất tín dụng khi cần thiết.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w