Tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn a Đường tổng cung ngắn hạn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 53)

X I M= N

5.1.3.Tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn a Đường tổng cung ngắn hạn

a. Đường tổng cung ngắn hạn

Trong ngắn hạn đường tổng cung có khuynh hướng dốc lên, điều đó có nghĩa là sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế làm tăng lượng cung hàng hoá dịch vụ và ngược lại. Một vấn đề đặt ra ở đây là tại sao lại như vậy? Các nhà kinh tế học vĩ mô đã đưa ra ba lý thuyết về sự dốc lên của đường tổng cung ngắn hạn đó là:

* Lý thuyết nhận thức sai lầm, lý thuyết tiền lương và lý thuyết giá cả cứng nhắc. Tuy nhiên các điều kiện này có sự thay đổi, điều chỉnh, do đó quan hệ thuận giữa mức giá chung và tổng cung có tính tạm thời.

Đường tổng cung cho biết tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế sản xuất và bán ra tại mỗi mức giá. Nó không giống như đường tổng cầu lúc nào cũng dốc xuống, đường tổng cung biểu thị mối quan hệ phụ thuộc vào thời gian nghiên cứu. Trong ngắn hạn đường tổng cung có khuynh hướng dốc lên, còn trong dài hạn đường tổng cung thẳng đứng. Để giải thích tại sao lại như vậy chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cung dài hạn.

Như vậy, ta có thể hiểu rằng đường cung ngắn hạn có khuynh hướng dốc lên chính là một số bộ phận của chi phí trong sản xuất kinh doanh dịch vụ là không linh hoạt, cứng nhắc (không đổi) do đó các tác nhân trong nền kinh tế phản ứng bằng cách sản xuất bán nhiều hàng

P 0 YP Y AS SR P 0 YP Y AS LR

Hình5.1a.Đường tổng cung ngắn hạn Hình 5.1b. Đường tổng cung dài hạn

hoá dịch vụ với mức giá cao để đáp ứng mức tổng cầu tăng. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng đường tổng cung ngắn hạn sẽ tương đối thoải ở phía bên trái sản lượng tiềm năng và ngày càng dốc hơn ở phía bên phải sản lượng tiềm năng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 53)