Chính sách tài khoá

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 30)

X I M= N

3.2.2.Chính sách tài khoá

3.2.2.1. Chính sách tài khoá trong lý thuyết

Chính sách tài khoá, Chính phủ sử dụng hai công cụ là chi tiêu của Chính phủ (G) và chính sách thuế (T) tác động vào nền kinh tế.

Giả sử nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, sản lượng thấp (Qa<Qp), thất nghiệp tăng (Ui>Un). Các hãng không muốn đầu tư thêm, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, tổng cầu AD ở mức thấp. Lúc này Chính phủ có những biện pháp kích cầu bằng cách Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế. Điều này tác động làm tăng việc làm và tăng sản lượng của nền kinh tế.

Ngược lại nền kinh tế ở trạng thái thịnh vượng, sản lượng cao (Qa>Qp), thất nghiệp ít (Ui<Un), lạm phát cao (i cao). Lúc này Chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu và tăng thuế, sản lượng giảm nhưng lạm phát chững lại.

Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố tự điều chỉnh mạnh.

+ Những thay đổi tự động về thuế: hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và thu nhập của doanh nghiệp. Khi thu nhập quốc dân tăng thì số thu về thuế cũng tăng. Ngược lại khi thu nhập quốc dân giảm, số thu về thuế cũng giảm, mặc dù Chính phủ chưa điều chỉnh thuế suất.

+ Hệ thống bảo hiểm: bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các khoản chuyển khoản mang tính chất xã hội khác (TR). Khi mất việc, thất nghiệp họ được nhận trợ cấp thất nghiệp, ngược lại khi có việc làm họ bị cắt tiền trợ cấp. Như vậy hệ thống bảo hiểm bơm thêm tiền vào và rút tiền ra khỏi nền kinh tế, góp phần ổn định nền kinh tế.

3.2.2.2. Chính sách tài khoá trong thực tế

Trong thực tế, tác động của chính sách tài khoá có nhiều hạn chế do những lý do sau: + Khó tính toán chính xác lượng tăng giảm chi tiêu và thuế, trước hết phải xác định được số nhân chi tiêu và số nhân thuế trong thực tế. Đã có nhiều mô hình lượng hoá được đưa ra để ước tính số nhân, nhưng chúng lại cho những kết quả rất khác nhau.

+ Chính sách tài khoá trong thực tế có sự chậm trễ khá lớn. Điều này do thời gian thu thập thông tin, xử lý, phân tích và ra quyết định. Khi có quyết định đòi hỏi phải có thời gian, phổ biến triển khai, tổ chức thực hiện.

Sự chậm trễ này phụ thuộc vào yếu tố chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy. Vì vậy quyết định đưa ra không đúng lúc có thể làm rối loạn thêm nền kinh tế, thay vì ổn định.

+ Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội.

3.2.2.3. Chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều

* Chính sách tài khoá cùng chiều

Thời kỳ nền kinh tế suy thoái: sản lượng thấp (Y<Yp), ngân sách thâm hụt. Nếu Chính phủ chọn mục tiêu cân bằng ngân sách thì phải thực thi chính sách tài khoá cùng chiều: Bằng cách giảm chi tiêu hoặc tăng thuế. Công cụ tài khoá này sẽ làm cho Chính phủ đạt được mục tiêu cân bằng ngân sách nhưng sản lượng giảm, suy thoái sẽ trầm trọng hơn.

Thời kỳ nền kinh tế thịnh vượng, phân tích tương tự ta thấy nền kinh tế thêm tăng trưởng nóng khi sử dụng chính sách tài khoá cùng chiều. (tác động của chính sách lên sản lượng hay thu nhập cùng chiều với chu kỳ kinh doanh)

* Chính sách tài khoá ngược chiều

Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái sản lượng thấp (Y<YP), ngân sách thâm hụt: Chính phủ với mục tiêu đưa mức sản lượng tiến tới sản lượng tiềm năng nên mở rộng tài khoá (tăng chi tiêu và giảm thuế) làm cho tổng cầu tăng, sản lượng tăng dần đến mức sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên ngân sách Chính phủ thâm hụt nặng nề hơn.

Ngược lại, khi nền kinh tế thịnh vượng Chính phủ tác động giảm chi tiêu và tăng thuế, làm cho tổng cầu giảm, sản lượng giảm dần đến mức sản lượng tiềm năng, ngân sách chính phủ thêm thặng dư (áp dụng chính sách tài khoá ngược chiều với chu kỳ kinh doanh thì ngân sách Chính phủ không cân bằng)

Việc Chính phủ theo đuổi chính sách tài khoá cùng chiều hay ngược chiều, phụ thuộc vào quan điểm chính trị, tình hình kinh tế cụ thể ở mỗi nước và mỗi giai đoạn lịch sử.

Chính phủ thực thi chính sách tài khoá, chủ động gây nên thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư.

+ Cơ chế: Khi Chính phủ tăng chi tiêu (G), giảm thuế (T), thu nhập thực tế hay sản lượng sẽ tăng lên theo số nhân chi tiêu, nhu cầu tiền tăng lên. Với mức cung tiền (MS) cố định, lãi suất (r) sẽ tăng lên và đầu tư (I) sẽ giảm, làm giảm tổng cầu. Vì vậy tác động tích cực của chính sách tài khoá sẽ giảm, tác động tương tự cũng sẽ xảy ra với tiêu dùng và xuất khẩu.

+ Quy mô tháo lui đầu tư trong ngắn hạn là nhỏ, song về lâu dài quy mô này có thể lớn Nghiên cứu thâm hụt ngân sách và tháo lui đầu tư đưa đến kết luận: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.

*) Tài liệu học tập

1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Kinh tế học vĩ mô - NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Kinh tế học vĩ mô - Học viện Tài chính - NXB Tài chính - Hà Nội, 2005. 3. Bài tập kinh tế vĩ mô - Trường ĐHKTQD - NXB Thống kê - Hà Nội, 1998

*) Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày nội dung của các mô hình tổng cầu và cách xác định mức sản lượng cân bằng trong các nền kinh tế?

2. Ý nghĩa kinh tế của số nhân chi tiêu và số nhân thuế?

3. Thâm hụt ngân sách là gì? Nêu các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách?

*) Bài tập

Bài 3.1. Nếu xu hướng tiết kiệm cận biên là 0,3 và chi tiêu của hãng tăng thêm 6 tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(giả định đây là nền kinh tế giản đơn) thì sản lượng cân bằng sẽ tăng lên bao nhiêu?

Bài 3.2. Cho hàm tiết kiệm S = -165 +0,15YD

1. Viết hàm tiêu dùng tương ứng?

2. Khi thu nhập được quyền sử dụng tăng thêm 120 tỷ đồng thì tiêu dùng mong muốn bằng bao nhiêu?

3. Vẽ đồ thị hàm tiêu dùng trên khi MPC = 0,95 và 0,75.

Bài 3.3. Một nền kinh tế đóng, khi Chính phủ thực thi chính sách tài khoá đã làm tăng chi

tiêu của Chính phủ một lượng bằng 125.435 tỷ đồng, tăng thuế không phụ thuộc vào sản lượng 128.931 tỷ đồng.

Sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Biết MPS = 0,25 và t = 0,02.

Bài 3.4. Cho biết số liệu tiêu dùng và thu nhập của 1 nền kinh tế giản đơn, giả định. Biết

đầu tư dự kiến là 60$.

Y(tỷ USD) 50 100 150 200 250 300

C(tỷ USD) 35 70 105 140 175 210

1. Hãy xác định mức tiết kiệm S và mức tổng cầu AD tương ứng với mỗi mức thu nhập? 2. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế bằng bao nhiêu?

3. Nếu đầu tư dự kiến tăng 15 tỷ USD, sản lượng cân bằng sẽ thay đổi thế nào?

Bài 3.5. Trong nền kinh tế đóng có dữ liệu sau:

C = 136+0,8YD

Đầu tư dự kiến là 430 tỷ VNĐ Chi tiêu dự kiến là 530 tỷ VNĐ Biết t = 0,02

1. Viết phương trình đường tổng cầu AD?

Chương 4

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 30)