X I M= N
c. Sự chế ngự chukỳ kinh doanh của chính sách ổn định kinh tế
6.1.3. Các loại thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần phải đựoc phân loại để hiểu rõ về nó. Có thể phân thành các loại như sau:
a) Phân theo loại hình thất nghiệp.
Có thể dùng những tiêu thức phân loại dưới đây. - Thất nghiệp chia theo giới tính (nam-nữ) - Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi-nghề)
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn...)
- Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngành hàng, nghề nghiệp). - Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
Phân theo loại hình thất nghiệp như trên dể hiểu biết rõ ràng về đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại .... của thất nghiệp trong thực tế; trên cơ sở đó có giải pháp khắc phục.
b) Phân theo lý do thất nghiệp.
Có thể phân chia thành các loại sau:
- Bỏ việc: tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng công việc không phù hợp, mức lương thấp...
- Mất việc: các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh....
- Mới vào: lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, những chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác...)
- Quay lại: những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc, nhưng chưa tìm được việc làm.
c) Phân theo nguồn gốc thất nghiệp:
Nhằm phân tích sâu sắc về thực trạng của thất nghiệp để có hướng giải quyết. Có thể chia thành 4 loại:
- Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng của họ; hoặc những người mới bước vào độ tuổi lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm.
Dân số Trong độ tuổi lao động Lực lượng lao đông Có vi ệc Thất nghiệp Ngoài lực lượng lđ ngoài độ tuổi lđ
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối cung - cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực ...).
- Thất nghiệp do thiếu cầu: Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là do sự suy giảm của tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ, vì nền kinh tế thị trường luôn gắn liền với các chu kỳ kinh doanh.
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển): Xảy ra khi tiền công được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức tiền công cân bằng của thị trường lao động. Sự không linh hoạt của tiền lương (ngược lại với sự năng động của thị trường lao động) dẫn đến một bộ phận lao động mất việc.
Như vậy: Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận riêng biệt của thị trường lao động. Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ diển do các yếu tố chính trị - xã hội tác động.
d) Phân loại theo quan hệ cung - cầu lao động
Cách phân tích hiện đại đưa ra khái niệm mới là thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện.
- Thất nghiệp tự nhiên: Là thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng, trên đồ thị (h7.1) thị trường lao động cân bằng tại điểm E với mức tiền lương cân bằng W*, thất nghiệp tự nhiên là đoạn EF.
- Thất nghiệp tự nguyện: chỉ những người tự nguyện không muốn làm việc do việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của họ (giả thiết này là cơ sở để xây dựng hai đường cung về lao động trên đồ thị thị trường lao động).
Hình 6.1. Cung – cầu trên thị trường lao động
Trên đồ thị: LD là đường cầu về lao động do nhu cầu lao động của các doanh nghiệp quyết định. LS là đường cung lực lượng lao động xã hội. LS' là đường cung bộ phận lao động sẵn sàng chấp nhậnv iệc làm tương ứng với các mức tiền lương của thị trường lao động.
Có thể nói thất nghiệp tự nguyện là bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số thất nghiệp cơ cấu, vì đó là những người chưa sẵn sàng làm việc với mức lương tương ứng, còn đang tìm kiếm cơ hội tốt hơn. (EF hoặc BC là con số thất nghiệp tự nguyện tương ứng với các mức tiền lương W* và W1) LS’ LS LD LD’ E’ W1 D A B C W2 G E F O N4 N3 N2 N* N1
AB là số thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển tương ứng với mức tiền lương W1 > W*. - Thất nghiệp không tự nguyện xảy ra khi tổng cầu suy giảm, sản xuất đình trệ, công nhân mất việc ... nên loại thất nghiệp này đựơc gọi là thất nghiệp không tự nguyện. Trên đồ thị số thất nghiệp không tự nguyện là đoạn GE và DA tương ứng với mức tiền lương W* và W1.