Ngân sách của Chính phủ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 29)

X I M= N

3.2.1. Ngân sách của Chính phủ

Trong quản lý và điều hành đất nước, các Chính phủ phải chi tiêu, đảm bảo cho sự vận hành trôi chảy về kinh tế, xã hội của đất nước. Chi tiêu của Chính phủ bao gồm nhiều khoản chi như lương bộ máy quản lý, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng... Nguồn thu cho Ngân sách của Chính phủ chủ yếu từ thuế.

Hàng năm các Chính phủ phải xây dựng kế hoạch chi tiêu cho một năm tài khoá nào đó (Kế hoạch Ngân sách). Kế hoạch này được thông qua cơ quan lập pháp (Quốc hội), khi được phê chuẩn, Chính phủ thực thi chi tiêu theo đúng kế hoạch đó.

B = - G + T Trong đó: B: Cán cân ngân sách; G: Chi tiêu của Chính phủ; T: Thuế • B < 0: Thâm hụt cán cân ngân sách

• B > 0: Thặng dư cán cân ngân sách • B = 0: Cân bằng cán cân ngân sách

45o E AD ADo AD = C + + + X - IM 0 Q*=Yo Q (Y) Thâm hụt Thặng dư Yp B O - G Y

Hình 3.7: Sản lượng và ngân sách của Chính phủ

Nếu Chính phủ thiết lập một chính sách thu chi ngân sách sao cho tại mức sản lượng tiềm năng thì mức ngân sách cân bằng: B = - G + T = 0

Như vậy: • Y < Yp - Ngân sách của Chính phủ thâm hụt • Y > Yp - Ngân sách của Chính phủ thặng dư • Y = Yp - Ngân sách của Chính phủ cân bằng

Khi bàn về thâm hụt ngân sách, các nhà kinh tế phân biệt ba khái niệm thâm hụt ngân sách. + Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt quá số thu thực tế trong năm tài khoá.

+ Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.

+ Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do chu kỳ kinh doanh. Thâm hụt chu kỳ bằng thâm hụt thực tế trừ đi thâm hụt cơ cấu.

Khi ngân sách thâm hụt lớn, biện pháp cơ bản là "Tăng thu giảm chi". Tuy vậy, vấn đề là phải tính toán tăng thu và giảm chi như thế nào để ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra để tài trợ thâm hụt ngân sách, Chính phủ phải sử dụng các biện pháp như: Vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài, sử dụng dự trữ ngoại tệ, vay Ngân hàng Trung ương (phát hành thêm tiền). Tuy nhiên, biện pháp nào sử dụng cũng có những tác động trái chiều nhất định đến nền kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w