Ví dụ minh hoạ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 72)

X I M= N

c. Sự chế ngự chukỳ kinh doanh của chính sách ổn định kinh tế

7.1.3. Ví dụ minh hoạ

Giả sử thế giới chỉ có 2 nước là Anh và Mỹ cùng sản xuất ra 2 loại hàng hoá là lúa mì và vải với chi phí sản xuất như sau:

Mỹ Anh

Lúa mì (lao động/kg) 1 3

Vải (lao động/m) 2 4

Ta có:

Chi phí SX ra kg lúa mì của nước Mỹ = 1 Chi phí SX ra 1m vải của nước Mỹ 2

Chi phí SX ra kg lúa mì của nước Mỹ = 3 Chi phí SX ra 1m vải của nước Mỹ 4 1/2<3/4  Mỹ có lợi thế tương đối trong việc sản xuất lúa mì

Anh có lợi thế tương đối trong việc sản xuất vải

Do đó, Mỹ nên chuyên môn hoá sản xuất lúa mì, Anh nên chuyên môn hoá sản xuất vải. Sau đó, hai nước tiến hành trao đổi sản phẩm cho nhau dưới hình thức xuất nhậpkhẩu.

Giả sử, tỷ lệ trao đổi quốc tế là 1 vải = 1,5 lúa mì: • Với Mỹ: Mỹ nên chuyên môn hoá sản xuất lúa mì

Giả sử, Mỹ chuyển 2 lao động từ sản xuất vải sang sản xuất lúa mĩ thì sẽ có 2 đơn vị lúa mì được sản xuất ra. Và khi bán 2 đơn vị lúa mì đó sang Anh với giá quốc tế là 1 vải = 1,5 lúa mì thì Mỹ sẽ thu về 2/1,5 = 1,33 đơn vị vải, nhiều hơn 0,33 đơn vị vải so với trường hợp tự cung, tự cấp.

• Với Anh: Chuyên môn hoá sản xuất vải

Tương tự, nếu Anh chuyển 3 lao động từ sản xuất lúa mĩ sang sản xuất vải thì sẽ có 3/4 đơn vị vải được sản xuất ra. Và khi bán 3/4 = 0,75 đơn vị vải đó sang Mỹ với giá quốc tế là 1 vải = 1,5 lúa mì thì Mỹ sẽ thu về 0,75x1,5 = 1,125 đơn vị lúa mì, nhiều hơn 0,125 đơn vị lúa mì so với trường hợp tự cung, tự cấp.

Như vậy, trao đổi hàng hoá sẽ đem lại lợi ích cho cả 2 bên tham gia. Thương mại quốc tế làm tăng khả năng tiêu dùng của mỗi nước và tăng khả năng sản xuất của thế giới.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w